Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn thuyết minh về tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi

Viết đoạn văn thuyết minh về tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.858
2
2
hiếu
27/04/2020 13:44:36

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
hiếu
27/04/2020 13:45:09

Nguyễn Trãi (1380-1442) là bậc đại anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Nguyễn Trãi xuất thân trong gia đình cha là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quí tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh đến cướp nước ta, cha Nguyễn Trãi bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha, nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông hăm hở tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, ông xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, nhà lập pháp tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của ông được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. “Quân trung từ mệnh tập” được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.

Ông được đánh giá là thiên tài văn học, là hồn thơ kết tinh tinh hoa văn hóa Lí-Trần, là người mở đường cho cả một giai đoạn mới của thơ viết bằng tiếng Việt. Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

3
2
hiếu
27/04/2020 13:46:38
Muốn hiểu Nguyễn Trãi, nếu như ta chỉ đọc “Bình ngô đại cáo”, “Thư dụ Vương Thông lần nữa”, “Hạ quy Lam Sơn”… thì
dường như ta chỉ thấy được tác giả là một bậc quân sư, một nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị; còn để có cái nhìn toàn
diện hơn về vị anh hùng, có lẽ phải đặt con người ấy trong chính nhịp đập của cuộc sống đời thường, trong những tứ thơ viết về
thiên nhiên với muôn hình muôn vẻ của ông… ở thể loại này, thơ ông mới thực sự đúng với con người thật của vị quân sư họ
Nguyễn.
Có thể nói thơ viết về thiên nhiên của các nhà thơ xưa bao giờ cùng có cả cảnh lẫn tình. Nhưng tình và cảnh trong thơ Nguyễn
Trãi nếu ta chỉ biết áp đặt vào cái công thức “vịnh cảnh ngụ tình” một cách máy móc thì có lẽ thơ ông đã bị cuốn phăng theo
dòng thời gian cùng với vô số tác phẩm của các nhà thơ thời ấy từ mấy trăm năm trước rồi. Cái đáng nói, đáng quý ở đây là tuy
nằm trong hệ thống văn chương qui phạm nhưng Nguyễn Trãi phần nào thoát khỏi quỹ đạo của nó bằng chính cái tình của mình.
Cái tình ấy đạt đến cái thật, cái thiết tha trong sáng đến nỗi một khi đọc thơ ông, ta khó lòng quên được. Nhưng đó là cái tình như
thế nào, nguyên nhân nào đã buộc thơ ông neo lại với lòng người suốt sáu trăm năm? Phải chăng đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn
liền một khối với lòng yêu nước, thương dân tha thiết, sâu đậm bên cạnh cái chất phong tình, đa cảm sẵn có trong con người Ức
Trai?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần nói về Nguyễn Trãi: “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu
nước thương dân…”, cho nên, khảo sát về thiên nhiên trong thơ ông, thiết nghĩ, ta chỉ nên tìm hiểu cái chất phong tình và lòng
yêu nước thương dân của tác giả lồng vào nhau, là một mà thôi.
“Cảnh ngụ trong tình” – nếu tình là lòng yêu nước thương dân thì có lẽ cái tình ấy chỉ thực sự được nắm bắt khi đã thông qua
cảnh.
Cảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, trước hết, cần nói rằng chính là cảnh được nhìn dưới đôi mắt của một nhà nghệ sĩ. Con
người nghệ sĩ ấy đã mở rộng tâm hồn để đón nhận thiên nhiên, thâm nhập vào thiên nhiên và hòa mình trong thiên nhiên bằng
trái tim hết sức nhạy cảm, đa tình và bằng cái chất phong tình sẵn có cho nên cảnh của ông luôn độc đáo, đặc sắc và khác người
cũng là một điều rất dễ hiểu. Nó trở thành cảnh của riêng ông, của riêng Nguyễn Trãi.
Không có cái chất phong tình, không có một đôi mắt của một nhà nghệ sĩ thì làm gì họ Nguyễn có được một cảm nhận rất kì lạ,
rất độc đáo:
“Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương soi ánh tóc huyền”.
khi ông chiêm ngưỡng núi Dục Thúy? Rõ ràng, Nguyễn Trãi thật sự là một nhà nghệ sĩ và là một nghệ sĩ lớn bởi cũng bao lần
đến Dục Thúy sơn, cũng bao lượt ngắm nhìn nhưng có thể nói không ai và có lẽ chưa có ai để trái tim mình non tơ lại như
Nguyễn, để tâm hồn mình trẻ lại mà trở thành một chàng trai say đắm trước vẻ đẹp của một mỹ nhân — một cô gái với mái tóc
đen huyền xõa dài, lấp lánh chiếc trâm vàng trên đỉnh đầu. Nối cách khác, dó chính là vẻ đẹp, là Dục Thúy sơn của riêng NguyễnTrãi.
Đặc biệt, cũng với cái chất văn ấy, cũng hướng tới mối quan hệ tình yêu trai gái hết sức trong sáng, Ức Trai đã nhìn cây chuối và
ghi nhận:
“Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem”.
Từ cái nõn chuối e ấp, non tơ, cuộn tròn, con người đa cảm ấy lại thấy đó là một bức thư tình. Mà cũng thực lạ, nõn lá ấy lại được
nhìn thấy trên một cây chuối đã trổ buồng: “Đầy buồng lạ màu thâu đêm”
Phải chăng chính cái phi lí ấy đã tạo nên một giá trị độc đáo, hiếm có cho bài thơ? Từ một cây chuối đã trổ buồng mà nhìn thấy
một cái nõn lá đã là tài tình nhưng từ cái nõn lá kia mà nhìn ra một bức thư mà lại cứ thư tình thì thử hỏi chất phong tình của tác
giả nó lai láng đến mức nào?
Xuân Diệu có lần đã nói đùa: “Với cây chuối, Nguyễn Trãi xứng đáng được kết nạp là một Đoàn viên Thanh niên đầu tiên của
nước Việt Nam” và ta có thể nói thêm: đó cũng là Cây chuối – là một tạo vật tồn tại, là một thanh niên của riêng Nguyễn Trãi mà
thôi.
Thông thường mà nói thì lòng yêu nước thường bắt nguồn từ lòng yêu thương thiên nhiên với những sự vật nhỏ nhặt, ngờ như
không đâu của chính quê hương đất nước mình. Lòng yêu nước, yêu thương con người của Nguyễn Trãi cùng bắt nguồn từ những
tình cảm như vậy. Đó là đặc điểm đáng quí, đáng trân trọng trong thơ thiên nhiên của ông. Ồng đã thấy, đã yêu dậu mồng tơi,
hàng dâm bụt đến cả cây mía, cây chuối – những sự vật thuần túy Việt Nam, cho nên có thể nói tâm hồn ông, con người ông cũng
là một con người – một tâm hồn thuần túy Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, bài thơ “Cây chuối” cái hay nằm ở hai câu cuối:
“Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem”.
Bởi nó là một cảm xúc độc đáo, một phát hiện rất mới mẻ ở sự vật nhưng theo tôi thì cái hay của bài thơ lại năm ngay đầu đề của
nó. “Cây chuối” — tuy nó gần gũi, nó quen thuộc đó nhưng nếu không nhìn được nó, không yêu nó thì Ức Trai làm gì có cái nhìn
độc đáo, mới lạ kia? Nhưng để nhìn ra cây chuối mà thấy cái đẹp của nó thì nhất thiết Nguyễn Trải phải gắn bó, phải yêu quê
hương, đất nước ông với một tình yêu mãnh liệt, sâu đậm lắm. Cho nên, con người ấy đâu cần sử dụng cái công thức rập khuôn
“sông, tuyết, hoa” của tận đất nước Trung Hoa như phần lớn các nhà thơ lúc bấy giờ. Ông đã đứng trên đất nước mình bằng đôi
chân của mình, tìm thấy cái đẹp ngay trên quê hương của mình và từ đó trở thành một danh nhân của nhân loại. Chính lòng yêu
nước buộc ông phải phá rào văn chương qui phạm và cũng chính lòng yêu nước đã nâng con người ấy lên tầm cỡ nhân loại.
Có thể nói phần lớn các bài thơ viết về thiên nhiên đều được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi ở ẩn, cho nên cảnh trong thơ
ông thường buổn là một điều dễ hiểu. Nhưng cái đáng nói là dù cảnh có vui, buồn đến đâu nhưng con người thoáng hiện trong nó
vẫn luôn hướng tới cái vui, luôn hướng tới một ngày mai tươi đẹp. Nói đúng hơn vẫn có cái đau đáu, bộn bề tâm sự của một con
người mong muốn trở lại với cuộc đời mà cống hiến cho dân, cho nước. Có lẽ vì vậy mà trong cái muộn màng của những ngày
cuối xuân, Nguyễn Trãi vẫn thấy:
“Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”.
Hoa xoan “nở” phải chăng đó là một tấm lòng đang hoài vọng, đang ngóng trông, tha thiết được giúp đời, giúp nước. Cũng thế,
trong cái “rồi* suốt một “ngày trường” ông lại nghe thấy:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.
Con người ấy quay lưng với cuộc đời nhưng lại luôn hướng về cuộc đời đối với tất cả mọi tình cảm, giác quan, vẫn luôn ước mơ
và thật sự mãn nguyện
Dân giàu đủ khắp đòi phương”. .
Đó chính là điểm tích cực của ông so với các nhà thơ khi phải rơi vào xu hướng bất mãn thời thế cùng thời. Chung qui, lòng yêu
thiên nhiên của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, yêu nhân nghĩa. Trong những vần thơ viết về thiên nhiên của ông ta bắt gặp
trọn vẹn con người của Ức Trai, càng hiểu hết cái tâm sự: “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”… của một con người suốt đời
lo cho dân, cho nước và càng tự hào về một vị anh hùng dân tộc suốt đời với lí tưởng vì nước, vì dân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư