Hãy nêu cảm nhận của em về phong trào thơ mới thông qua các tác phẩm vội vàng , Tràng Giang và Đây thôn Vĩ Dạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả
+ Xuân Diệu
+ Huy Cận
+ Hàn Mặc Tử
=> Đều là những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam với phong cách sáng tác đặc sắc, ấn tượng.
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Vội vàng
+ Tràng Giang
+ Đây thôn Vĩ Dạ
=> Xuất xứ, nội dung và nghệ thuật
- Giới thiệu chung về vẻ đẹp gợi cảm của thiên nhiên qua ba bài thơ.
B. Thân bài
1. Vội vàng
- Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc.
- Khung cảnh ấy được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động.
+ Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”.
+ Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người.
+ Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì” , âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”.
2. Tràng giang
- Trước hết, chúng ta cùng Huy Cận trải lòng mình qua bức tranh thiên nhiên Tràng giang với nét đẹp cổ điển, đầy thi vị:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp...."
- Bức tranh tâm cảnh ẩn chứa đằng sau bức tranh ngoại cảnh, nỗi buồn của lòng người như lan tỏa sang cả thiên nhiên.
3. Đây thôn Vĩ Dạ
"Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử một bức tranh phong thủy hữu tình chứa đựng những tâm sự, nỗi mong nhớ thầm kín về một mối tình gắn liền cùng mảnh đất Vĩ Dạ thân thương.
C. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến trên
- Tình cảm của em dành cho bài thơ
II, Bài văn tham khảo
Nhận xét về thiên nhiên trong nhiều bài thơ mới (1932-1945), có ý kiến cho rằng nó đều mang vẻ đẹp gợi cảm. Và có lẽ, điều này được thể hiện trọn vẹn qua ba bài thơ "Vội vàng", "Tràng giang" và "Đây thôn Vĩ Dạ".
Nhắc đến Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử là ta nhắc đến ba hồn thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới những năm 30 của thế kỉ XX. Họ đều là những thi sĩ có cách nhìn thiên nhiên rất độc đáo, mới mẻ, khác biệt và một trái tim nhạy cảm, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp, vẻ gợi cảm của thiên nhiên. Nhưng ẩn chứa kín đáo sau vẻ đẹp và sự gợi cảm ấy là tâm trạng phảng phất nỗi buồn của những trí thức đương thời trước thời cuộc đầy tăm tối.
Trước hết, chúng ta cùng Huy Cận trải lòng mình qua bức tranh thiên nhiên Tràng giang với nét đẹp cổ điển, đầy thi vị:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Đọc những dòng thơ đầu, ta như mường tượng ra trước mắt khung cảnh sông nước mênh mông, êm đềm, tĩnh lặng với những "sóng gợn", "con thuyền",... - thi liệu thường thấy trong thơ văn cổ điển. Từng lớp sóng bạc cứ nối dài, nối dài, lan xa trong không gian tạo nên bức tranh đẹp hùng vĩ, phóng khoáng, vô biên. Thêm một nét chấm phá "củi một cành khô" bồng bềnh trên mặt nước và hình ảnh con thuyền gác mái trôi xuôi lại khiến cho cảnh bình dị, thân thuộc mà cũng thật thơ mộng mang linh hồn của quê hương xứ sở. Nhưng đứng trước khung cảnh như vậy, nhìn những con sóng "buồn điệp điệp", nhà thơ cũng dâng trào trong lòng nỗi buồn như từng lớp sóng cuộn, triền miên không nguôi, hình ảnh "củi một cành khô" gợi sự lạc lõng, cô độc của tác giả hay cũng chính là của lớp người trí thức đương thời tâm huyết nhưng không tìm thấy con đường đi của mình, bơ vơ, lạc lõng trước cuộc đời. Bức tranh tâm cảnh ẩn chứa đằng sau bức tranh ngoại cảnh, nỗi buồn của lòng người như lan tỏa sang cả thiên nhiên.
Nỗi buồn côn đơn cứ thế thấm sâu hơn vào cảnh vật: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiuĐâu tiếng làng xa vãn chợ chiềuNắng xuống, trời lên sâu chót vótSông dài, trời rộng, bến cố liêu Dường như dòng tràng giang mở rộng hơn về không gian, hình ảnh: Có thêm lơ thơ vài cồn cát nhỏ, có thêm âm thanh của tiếng chợ chiều là âm thanh quen thuộc, gần gũi của quê hương, bầu trời với những vạt nắng chiều buông xuống và một bến sông nhỏ nằm im lìm trong nắng sớm. Đây đều là những hình ảnh bình dị mang linh hồn của làng mạc, những nét phác họa đó đã tạo nên bức tranh đẹp tĩnh lặng, yên bình. Và không gian ấy còn được mở rộng thành không gian ba chiều mênh mông, rợn ngợp với "nắng xuống, trời lên, sông dài", hình ảnh vũ trụ không có đáy, mở rộng không cùng, tạo cảm giác "sâu chót vót". Chẳng ai có thể có cách kết hợp từ độc đáo, táo bạo như Huy Cận khi sử dụng một từ chỉ chiều cao với từ gợi chiều sâu càng khiến vũ trụ vô biên, rợn ngợp. Nhưng ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên đầy gợi cảm đó lại là nỗi buồn cô liêu của người thi sĩ với kiếp người bé nhỏ trước sự rộng lớn, rợn ngợp của cuộc đời. Qua đến khổ 3 bài thơ, vẫn là dòng tràng giang mênh mông sóng nước: Bèo dạt về đâu hàng nối hàngMênh mông không một chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mậtLặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng nhưng cảnh vật được tô điểm thêm đó là những cánh bèo hàng nối hàng trôi trên sông, những bờ xanh, bãi vàng hai bên bờ - những hình ảnh hết sức bình dị, thân thuộc. Trước cảnh mênh mông sóng nước, thi nhân nhìn bèo dạt mây trôi mà lòng tự vấn "về đâu", nhìn cầu, nhìn chuyến đò ngang mà không khỏi khắc khoải, cô quạnh. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khắc họa rõ nét hơn nỗi buồn cô đơn của một người hay cũng chính là của cả lớp người lúc bấy giờ. Thiên nhiên trong tràng giang tiếp tục được khắc họa rõ nét hơn qua những câu thơ cuối: Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều saLòng quê dờn dợn vời con nướcKhông khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Bốn câu thơ cuối vẽ nên những nét vẽ tuyệt đẹp của buổi hoàng hôn trên quê hương xứ sở bằng vài nét chấm phá với những hình ảnh ước lệ quen thuộc "cánh chim chiều, chòm mây chiều".
Không giống như những nhà thơ cổ điển khác, mây chiều trong thơ Huy Cận đẹp rực rỡ, sống động, đầy sinh khí, mang vẻ đẹp linh hồn quê hương xứ sở. Từng lớp mây chất chồng lên nhau, "đùn" cao, tỏa rộng chiếm lĩnh cả không gian, vũ trụ. Vũ trụ như mở rộng hơn, hùng vĩ, vô biên. Mặt trời khuất sau những đám mây, chiếu những tia nắng lên khiến mây như những "núi bạc" sáng lấp lánh. Hoàng hôn trên quê hương đẹp như một miền cổ tích. Trên nền cảnh hoàng hôn ấy điểm thêm một vài hình ảnh độc đáo: "chim nghiêng cánh nhỏ", tác giả đã dùng điểm vẽ diện để tô đậm hơn cái hùng vĩ của bầu trời, tạo nên những nét vẽ đầy thơ mộng cho buổi hoàng hôn.. Bầu trời hoàng hôn đẹp hùng vĩ, thơ mộng, rực rỡ đầy sinh khí với những dáng hình thân quen, mang linh hồn quê hương xứ sở là vậy nhưng vẫn ẩn trong đó là nỗi xót xa, cô đơn, quạnh vắng của cái Tôi trong kiếp người nhỏ bé. Và thông qua những nét vẽ đẹp đẽ, đầy gợi cảm của thiên nhiên, tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thầm kín của mình.
Đồng điệu với Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu cũng gửi gắm nỗi lòng mình qua bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc. Khung cảnh ấy được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động. Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người. Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì” , âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”. Tình yêu lứa đôi hiện hữu khiến cho cuộc sống lại càng ấm áp, yêu đời và hạnh phúc ngập tràn khắp mọi nơi. Điệp cấu trúc “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa,tuyệt mỹ của cuộc sống. Những khi sáng sớm, “thần Vui hằng gõ cửa” ta lại chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như “một cặp môi gần”, đó là bờ môi căng mọng tuyệt đẹp của người con gái đang độ xuân thì. Có thể nói cái nhìn của Xuân Diệu rất mới mẻ và độc đáo, ông đã lấy chuẩn mực cái đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc của thiên nhiên. Đây quả là một câu thơ đặc sắc và có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn. Qúa sung sướng với niềm khát khao của mình, tác giả đã vội vàng chạy theo nhịp sống hối hả, ông chẳng thể chờ “nắng hạ” bởi vì tâm hồn ông lúc nào cũng như đang là mùa xuân chói sáng.
Cũng giống như Huy Cận, Xuân Diệu cũng gửi vào bức tranh thiên nhiên trời thu những cảm xúc của cái Tôi cá nhân buồn lãng mạn, nhớ thương da diết, nỗi cô đơn lan tỏa sang cả cảnh vật. Khác với vẻ lãng mạn, thơ mộng nhưng buồn bã, đìu hiu trong những trang thơ Tràng giang của Huy Cận, Đây mùa thu tới Vội vàng của Xuân Diệu, thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ họ Hàn (Hàn Mặc Tử) hiện lên thật sống động, tươi xinh, đẹp đẽ: Sao anh không về chơi thôn VĩNhìn nắng hàng cau, nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền Bài thơ mở ra bằng câu hỏi với âm điệu tha thiết, triền miên. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" nghe như một lời trách cứ, dỗi hờn hay cũng chính là lời mời gọi của người thôn Vĩ với thi sĩ, nhưng thực chất đó chính là lời tác giả tự mời gọi chính mình trong nỗi khát khao được về chơi thôn Vĩ. Vậy có gì độc đáo thú vị ở thôn Vĩ mà nhà thơ lại khao khát đến vậy?. Bức tranh thiên nhiên mở ra bằng hình ảnh cái "nắng hàng cau, nắng mới lên", ánh nắng chan hòa rực rỡ tỏa sáng, bừng dậy cả không gian. Khu vườn Vĩ Dạ vừa rực rỡ tinh khôi vừa mát lành, dịu nhẹ đối lập với sự tĩnh lặng, trầm tư của Huế. Cảnh vườn được tác giả vẽ bằng những nét bút từ xa đến gần, từ cao đến thấp, tuy là "vườn ai" phiếm định nhưng gợi lên khung cảnh sống động, tươi mới, lung linh với những khu vườn "mướt", sum suê, mơn mởn, mỡ màng, mềm mượt, một vẻ đẹp đầy sức sống. Màu xanh của cây cối là màu "xanh như ngọc" vừa gợi vẻ trù phú, vừa gợi sự lộng lẫy, quý phái. Câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn là lời trầm trồ khen ngợi cảnh sắc đẹp đẽ, gợi cảm, quyến rũ của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Vĩ Dạ. Không chỉ vậy, cảnh thôn Vĩ còn hiện lên đầy thơ mộng, ấm áp bởi có sự xuất hiện của con người xứ Huế với lối sống kín đáo, hay ngại ngùng, e thẹn. Chỉ qua mấy dòng thơ đầu, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh vườn đặc trưng của xứ Huế ấm áp, tươi trẻ, tràn đầy nhựa sống, cảnh và người cùng hòa quyện hài hòa. Bức trangh ngoại cảnh xứ Huế được mở rộng hơn về không gian với cảnh sông nước mây trời mang nét rất riêng chỉ nơi đây mới có: Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay! Trên cao gió thổi nhẹ, mây chầm chậm trôi, phía dưới sông Hương uốn mình lững lờ chảy, những bông hoa bắp lay động trong gió. Nhịp thơ chậm, dàn trải gợi sự mênh mang của sóng nước mây trời và không khí yên bình, nhịp sống khoan thai trầm tư đặc trưng nét tính cách riêng biệt của người dân Huế mộng mơ. Cùng với đó là bức tranh đêm trăng trên sông Hương thơ mộng, huyền ảo, cả dòng sông như tràn ngập ánh trăng lóng lánh, lung linh, hư ảo: Dòng sông trăng, bến sông trăng, thuyền chở đầy trăng. Có thêm trăng, bức tranh thiên nhiên sống động, tươi trẻ ban sáng đã chuyển thành bức tranh kì bí, huyền ảo, lung linh, gợi cảm biết nhường nào. Phải có một tình yêu thiên nhiên, gắn bó với mảnh đất xứ Huế thiết tha sâu nặng và con mắt tinh tế, nhạy cảm thì thi sĩ Hàn mới có thể vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu đến như vậy. Nhưng "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", ẩn sau bức tranh ngoại cảnh đó là bức tranh tâm cảnh của nhà thơ, vui vì cảnh đấy nhưng cũng thật buồn thương, cô đơn lan tỏa cả vào cảnh vật, thấm cả vào gió mây đất trời.
Như vậy, có thể thấy rằng, bức tranh thiên nhiên trong ba tác phẩm Tràng giang (Huy Cận), Vội vàng (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) đều mang những nét đẹp, gợi cảm riêng biệt, mỗi bức tranh đều có những nét xinh xắn, quyến rũ riêng và đặc trưng cho từng phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ giữa ba nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới này là sự hòa quyện của tinh hoa thơ ca truyền thống và thơ Đường kết hợp với thơ ca lãng mạn, chủ nghĩa trưng của Pháp. Bởi vậy, ẩn sau mỗi bức tranh ngoại cảnh là bức tranh tâm cảnh, ẩn chứa tâm trạng cô đơn, bế tắc, bất lực của cái Tôi cá nhân hay của tầng lớp trí thức bấy giờ trước thời cuộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |