Lực hấp dẫn biến mất
Cần ít nhất 8 phút 20 giây để ánh sáng đi từ Mặt Trời đến với Trái Đất của con người nên tại thời điểm Mặt Trời biến mất, chúng ta chưa cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi nào. Nhưng khi nhận ra điều bất thường, các cư dân của Trái Đất chắc chắn không tránh khỏi hoang mang, hoảng loạn.
Ngoài ra, do các sóng hấp dẫn phân tán trong không gian cùng với tốc độ của ánh sáng nên lực hấp dẫn của Mặt Trời đặt lên Trái Đất cũng sẽ cần 8 phút 20 giây để biến mất. Điều này có nghĩa là khi con người nhận ra sự biến mất của Mặt Trời thì Trái Đất cũng bị mất đi ảnh hưởng hấp dẫn của Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất bay theo một đường thẳng trong không gian theo quán tính.
Các hành tinh khác trong Thái Dương hệ cũng dần bị mất quỹ đạo và di chuyển với vận tốc bằng vận tốc chúng đang di chuyển quanh Mặt Trời nhân với khoảng cách giữa chúng và Mặt Trời theo đường thẳng tiếp tuyến với quỹ đạo. Sau khi Mặt Trời biến mất những điều này sẽ xảy ra sau khoảng 3,2 phút với sao Thủy, sao Kim là khoảng 6 phút, 12,7 phút với sao Hỏa, sao Mộc là 43,3 phút, 1,3 giờ đối với sao Thổ, sao Thiên Vương là khoang 2,7 giờ và sau tận 4,2 giờ sao Hải Vương mới phát hiện ra điều bất thường.
Bóng đêm bao phủ
Khi Mặt Trời biến mất, từ phút thứ 9 trở đi thì Trái Đất sẽ chìm trong bóng tối. Nhưng nhờ nguồn năng lượng hóa thạch và điện nên các thành phố vẫn sẽ tiếp tục sáng đèn chỉ khác giờ thời điểm nào cũng là ban đêm hết.
Khi đó, các ngôi sao sẽ hiện rất rõ ràng trên bầu trời.
Cây cối không quang hợp
99.9% năng suất sản xuất tự nhiên của Trái Đất đều đến từ quá trình quang hợp. Ánh sáng Mặt Trời là yếu tố cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quang hợp.
Vì vậy, khi Mặt Trời biến mất, quá trình quang hợp sẽ lập tức dừng lại. Chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, cây cối trên Trái Đất sẽ chết hết, trừ những cây đại thụ. Lượng đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng sống tích tụ trong các cây đại thụ có thể giúp chúng sống được trong bóng tối nhiều năm. Nhưng khi nhiệt độ Trái Đất giảm xuống, chúng cũng sẽ chết do nước và nhựa cây bị đóng băng.
Cây cối chết đi, khiến Trái Đất mất đi nguồn cung cấp khí oxy để nuôi sống các vật sống. Nhưng do bầu khí quyển của Trái Đất có chứa tới tận 6 triệu tỷ kg khí oxy trong khi đó loài người tiêu thụ khoảng 6000 tỷ kg khí oxy mỗi năm nên chúng ta vẫn có thể sống thêm hàng nghìn năm nữa.
Nhiệt độ giảm xuống
Thiếu ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Ban đầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất sẽ rơi vào khoảng 14-15 độ C. Sau 1 tuần, nhiệt độ giảm xuống còn 0 độ C và sau khoảng 1 năm sau, nhiệt độ sẽ là âm 73 độ C.
Con người vẫn có thể tồn tại
Khi nhiệt độ Trái Đất giảm xuống, con người sẽ phải di cư tới các khu vực địa nhiệt như Iceland hay Yellowstone, nơi được “hưởng” lượng nhiệt sản sinh ra của chính Trái Đất. Bất kỳ ai không thể tìm được nơi trú ngụ có nhiệt độ ấm sẽ chết trong khoảng 1 năm tính từ khi Mặt Trời biến mất.
Các đại dương đóng băng
Sau khi Mặt Trời biến mất, sau từ 1 đến 3 năm toàn bộ các đại dương trên Trái Đất đều sẽ bị phủ kín bởi băng. Nhưng do được bảo vệ bởi một lớp băng dày và được giữ ấm bởi những lỗ thông hơi nhiệt ở dưới đáy đại dương nên nước lỏng vẫn có thể tồn tại sâu dưới đại dương.
Vi khuẩn
Trong vòng 2-3 ngày, hầu hết các vi khuẩn sẽ chết hết trừ một số ít loài sống sâu trong lòng đại dương, tách biệt hẳn với ánh sáng Mặt Trời. Do vi khuẩn tạo ra năng lượng bằng quá trình chuyển đổi nhiệt, khí metan (methane) và lưu huỳnh thành chất hữu cơ cần thiết - hóa hợp chứ không phải quang hợp.
Cơ hội hồi sinh cho Trái Đất
Khi lực hấp dẫn của Mặt Trời biến mất, Trái Đất bay theo quán tính trong không gian theo một đường thẳng với vận tốc 30km/s. Biết đâu sau vài tỷ năm, khi Trái Đất vượt qua cả dải Ngân Hà, nó có thể sẽ rơi vào quỹ đạo xung quanh một ngôi sao nào đó, băng sẽ tan chảy, và các vi khuẩn trên Trái Đất sẽ lại một lần nữa hồi sinh con người?