LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu là người lao động,khi ký kết HĐLĐ anh/chị cần quan tâm những vấn đề gì

1. Nếu là người lao động,khi ký kết HĐLĐ anh/chị cần quan tâm những vấn đề gì 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
520
2
0
nguyễn nguyên
30/07/2020 15:17:16
+5đ tặng

1. Các loại hợp đồng được giao kết

Trước khi giao kết hợp đồng chính thức, người lao động và người sử dụng lao động có thể Giao kết hợp đồng thử việc.

Khi giao kết hợp đồng này, người lao động cần lưu ý, đối với một công việc thì chỉ được thử việc một lần. Với hợp đồng lao động làm theo mùa vụ thì không cần phải thử việc.

Tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp).

Về thời gian thử việc:

- Không quá 60 ngày đối với vị trí công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

- Không quá 30 ngày đối với vị trí công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.

Quý thành viên có thể tham khảo thêm thông tin về hợp đồng thử việc tại bài viết: 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc.

Sau khi hết thời hạn thử việc, nếu đạt yêu cầu thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ giao kết hợp đồng chính thức. Tùy theo tính chất công việc và nhu cầu sử dụng lao động, các bên phải giao kết HĐLĐ thuộc một trong các loại sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng - sau đây gọi chung là HĐLĐ mùa vụ. Không giao kết loại hợp đồng này để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên; trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Về quyền:

- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Đình công.

Về nghĩa vụ:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Tiền lương

Lương là một điều quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động. Lương hoàn toàn do 2 bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Tiền lương thoả thuận không được thấp hơn Mức lương tối thiểu theo vùng quy định tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

- Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

- Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

- Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

- Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Để xác định doanh nghiệp mình hoạt động theo vùng nào, Quý thành viên có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Về hình thức trả lương, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động theo các hình thức dưới đây:

- Trả lương theo thời gian: Theo tháng, theo tuần, theo ngày.

- Trà lương theo sản phẩm.

- Trả lương khoán.

4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc bình thường là không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giời trong một tuần.

Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Quý thành viên cần biết giờ làm ban đêm bởi vì: Thời giờ làm việc khi thoả thuận có thể không phải là hoàn toàn là ban ngày, có thể dàn trải ra ban đêm, và khi làm việc vào ban đêm thì tiền lương sẽ cao hơn làm việc vào ban ngày.

Về thời giờ nghỉ ngơi, ngoài nghỉ giải lao giữa giờ trong ngày làm việc bình thường và ngày nghỉ hằng tuần, thì một năm người lao động đi làm đủ 12 tháng thì sẽ có 12 ngày phép năm và nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lể tết. Quý thành viên có thể xem chi tiết tại các công việc: Chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động; Các chế độ ngày nghỉ cho người lao động.

5. Điều khoản bảo mật, hạn chế cạnh tranh

Theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Đây là một điều khoản không bắt buộc trong hợp đồng lao động, những khi người lao động làm việc có liên quan đến bí mật kinh doanh thì thường trong hợp đồng lao động có điều khoản này. Thế nên, người lao động cần đọc, tìm hiểu kỹ điều khoản này khi giao kết và thực hiện hợp đồng.

Để hiểu hơn về nội dung này, Quý thành viên có thể tham khảo bài viết “Hiểu về điều khoản bảo mật – “hạn chế cạnh tranh” trong HĐLĐ”.

6. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trong một số trường hợp cụ thể, người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động và người sử dụng lao đọng đều phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Người lao động đang làm việc theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (sau đây gọi chung là Hợp đồng lao động mùa vụ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

- Bị người sử dụng lao động đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ; hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, như là:

+ Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn.

+ Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc.

+ Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.

- Lao động nữ mang thai nếu có ý kiến xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo Hợp đồng lao động mùa vụ mà khả năng lao động vẫn chưa được hồi phục.

Khi thực hiện quyền này người lao động phải tuân thủ về điều kiện thông báo trước cho người sử dụng lao động. Quý thành viên có thể tham khảo công việc:Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Đồng thời, người lao động cần nên lưu ý các vấn đề mình gặp phải nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật qua bài viết: Một số lưu ý cho Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Nguyễn Minh Thạch
30/07/2020 15:20:34
+4đ tặng

1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

 

2. NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)

 

3. Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.

 

4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

- HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

- HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

- Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

 

5. Thử việc:

- Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.

- Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày.

- Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.

- Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

- Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

 

7. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

 

8. Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

- Bị tạm giam, tạm giữ;

- Cai nghiện;

...

- Mang thai.

 

9. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân.

- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

- Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

- Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

 

10. Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).

PHẦN II (Những quy định về tiền lương)

1. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.

2. Phải được trả lương đầy đủ, đúng hạn, nếu NSDLĐ chậm lương thì chậm không quá 01 thángphải trả thêm lãi suất trong 01 tháng đó.

3. Lương làm thêm giờ::

- Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Làm thêm vào ban đêm, Người thì được trả thêm ít nhất bằng 30% và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4. Được quyền tạm ứng tiền lương.

0
0
noyna Mendamik
31/07/2020 11:15:22
câu hỏi làm bài thu hoạch

câu 1: Theo Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào? Bộ luật lao động 2019 có quy định gì mới đối với trường hợp này

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư