LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể một câu chuyện bằng lời văn của em

kể một câu chuyện bằng lời văn của e
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
495
3
1
Mai Hương
01/10/2020 19:57:34
+5đ tặng

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, câu chuyện được thêu dệt bằng trí tưởng tưởng phong phú của ông cha ta, thể hiện ước mơ hoài bão chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người dân Lạc Việt trong buổi đầu dựng nước. Chúng ta hãy lắng nghe lại  câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để có thể hiểu rõ hơn về thời đại các vua Hùng nhé.

Chuyện kể rằng, vào thời đời Hùng Vương thứ 18, vua có người con gái tên là Mị Nương nàng xinh đẹp tuyệt trần, tính tình hiền dịu. Nàng được cha hết mực yêu thương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn tìn cho con gái mình một người chồng tài giỏi xứng đáng với sắc đẹp của Mị Nương.Biết tin nhà vua muốn kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh đã đến thành Phong Châu để cầu hôn. Cả hai chàng trai đều có tài năng đặc biệt. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Vua Hùng lấy làm băn khoăn vì cả hai chàng trai đều tài giỏi, bây giờ người không biết chọn ai. Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua bèn mời các Lạc hầu vào để  bàn bạc, vua đã có quyết định và nói với hai chàng: “Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho”

Hai chàng tâu hỏi, đồ sính lễ gồm những lễ vật gì nhà vua bèn phán: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. Hai chàng vâng lệnh nhà vua, về chuẩn bị lễ vật để có thể sớm đến rước nàng Mị Nương về làm vợ.Tờ mờ sáng hôm sau, khi thành Phong Châu còn chìm đắm trong mờ sương. Sơn Tinh đã dẫn đoàn rước dâu nhà trai đến cổng thành cùng đầy đủ lễ vật yết kiến trước vua Hùng cùng quan lại triều đình. Vua Hùng giữ đúng lời hẹn ước, ai mang đầy đủ lễ vật và đến trước ngài sẽ gả con gái cho. Lấy đượccon gái vua, Sơn Tinh cảm tạ vua Hùng chàng cùng Mị Nương tiễn biệt vua cha rồi quay lại vùng núi Tản Viên.

Sơn Tinh rời đi chẳng bao lâu, thì Thủy Tinh đùng đùng tức giận chỉ vì đến sau mà  không lấy được vợ. Chàng tức tốc đem quân đuổi theo để cướp Mị Nương trở lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình hình đó, Sơn Tinh lệnh cho người dân muông thú chạy lên núi cao ẩn trốn còn chàng cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thủy quái. Sơn Tinh hóa phép chàng bốc từng quả đồi, ngọn núi dặng dòng chảy của những con nước cuồn cuộn. Nước sông dân lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, Thủy Tinh thấy mìn đuối sức, đành ôm hận rút quân về. Người dân thành Phong Châu, lại xuống núi dựng nhà cửa, cấy cày ổn định cuộc sống.Tuy đã rút quân về, nhưng mối thù của Sơn Tinh cũng chẳng nguôi ngoai, Thủy Tinh vẫn ôm hận trong lòng. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua trận.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị về bài học ứng phó với thiên nhiên. Khi hằng năm vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 âm lịch thường có mưa, lũ lớn chúng ta phải bảo vệ nhà cửa, mùa màng bằng cách đắp  đê, trồng rừng ngăn lũ để có thể ứng phó với thời tiết khắc nghiệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Mai Hương
01/10/2020 19:57:50
+4đ tặng

Tôi là Sọ Dừa, sứ giả của nước Nam, tôi mới trở về nước sau chuyến đi xa. Niềm hạnh phúc của tôi trọn vẹn hơn khi tôi đã gặp lại người vợ yêu quý của mình.  Sau biết bao biến cố, thăng trầm gia đình tôi đã yên ấm, chúng tôi lại dịp bên nhau. Tôi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện về cuộc đời sóng gió, thử thách của chính mình.

Sự ra đời của tôi là một điều kì lạ với bố mẹ tôi.  Bố mẹ tôi rất nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Bố mẹ tôi phải làm thuê cho gia đình phú ông giàu có. Ẩy vậy mà sao trời chẳng thương, đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Mẹ tôi rất buồn khổ về việc này.Thế rồi, vào một hôm trời nắng to, bà vào rừng hái củi cho chủ. Vì khát nước quá mà không tìm thấy suối, lại thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bà liền bưng lên uống. Sự việc tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại khiến mẹ tôi có mang tôi. Chính vì uống nước mưa trong sọ dừa, nên sau này khi mẹ tôi sinh ra tôi một đứa bé không chân, không tay mà biết nói, nên mẹ tôi thương để lại nuôi, và đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.Cha tôi mất khi tôi chưa ra đời, nên mẹ tôi càng vất vả hơn. Còn tôi đã lớn 7,8 tuổi cũng chẳng giúp gì được cho mẹ, nên đôi lúc mẹ tôi hay than phiền. Tôi thấy thế bè xin mẹ đi chăn bò thuê cho nhà phú ông. Mẹ tôi phải thuyết phục phú ông rất lâu, phú ông mới đồng ý cho tôi đi chăn bò. Hằng ngày, tôi đến nhà phú ông lăn đàn bò ra đồng vào buổi sáng, chiều lại lăn về. Tôi chăn cả đàn bò, con nào con ấy đều căng tròn, béo tốt nên phú ông rất vừa ý. Nhà phú ông có ba cô con gái, buổi trưa vẫn thay nhau mang cơm ra đồng cho tôi. Tôi biết cô cả, cô hai vì thấy thân hình tôi dị dạng, nên hắt hủi tôi. Còn cô út – vợ tôi bây giờ, lại rất thương tôi. Trong thời gian đi chăn bò cho gia đình phú ông, tôi biết mình điều đặc biệt. Chiếc sọ dừa lăn lông lốc mà mọi người vẫn thấy chỉ là cái vỏ bề ngoài của tôi. Thoát khỏi chiếc vỏ kì dị ấy tôi sẽ là một chàng Sọ Dừa khôi ngô, tuấn tú. Từ khi biết mình có phép lạ, khác người nên những lúc rảnh tôi bỏ lốt sọ dừa hóa thân thành cậu bé, ngồi trông đàn bò và thổi sáo. Một hôm, đương lúc ngồi thổi sáo một mình, tôi thấy bên bụi cây có tiếng động lạ. Giật mình, tôi chui ngay vào chiếc vỏ dừa của. Về sau này khi tôi lấy cô út, vợ tôi mới nói nàng biết tôi là một chàng trai tài giỏi từ khi ấy. Cô út, ngày càng thương tôi, hay giấu những đồ ăn ngon mang đến cho tôi.

Thời gian đi ở tại gia đình phú ông không còn dài, phần vì tôi thương mẹ sống trong gia cảnh nhà neo người, phần vì thương cô út. Tôi xin với mẹ, sang nhà phú ông hỏi con gái ông làm vợ. Nghe tôi nói hết câu chuyện, mẹ tôi bàng hoàng, sửng sốt vì quyết định của tôi, nhưng bà thương con, nên cũng sắm buồng cau đến nhà phú ông. Phú ôn chê gia đình tôi nghèo khó, cười mỉa nói với mẹ tôi rằng: “Muốn hỏi được con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”. Mẹ tôi về nhà, tôi thấy bà buồn lắm vì gia cảnh nhà tôi khó khăn, nên không đủ sính lễ cưới vợ. Tôi an ủi mẹ đừng lo lắng, và nói tôi sẽ lo đủ những thứ ấy. Vì tôi có phép thuật, nên những thứ phú ông nói chẳng làm khó được tôi. Ngày hẹn đến, tôi sắm đủ lễ vật. Và phú ông cũng hoa mắt trước của cải, đồng ý gả con gái cho tôi. Hai cô lớn không đồng ý, vì chê tôi xấu xí, cuối cùng cô út chấp nhận lấy tôi. Tôi vui lắm. Ngày cưới, nhà tôi cỗ bàn linh đình, còn tôi đã bỏ luôn vỏ sọ dừa để biến thành chàng trai tuấn tú, sánh bước bên cô con gái út xinh đẹp. Mọi người trong làng ai cũng chúc phúc cho tôi, còn hai cô chị vợ thì ghen tức ra mặt.

Một thời gian sau, tôi cô gắng học hành để thi cử thành danh. Mùa thi năm ấy, tôi đỗ trạng nguyên, rồi được vua sai đi sứ nước láng giềng.Trước khi chia tay vợ, tôi có đưa cho nàng một con dao, hai hòn đá và hai quả trứng tôi dặn dò vợ cẩn thận tôi mới yên tâm lên đường. Tôi đi sứ không bao lâu thì trở về. Ngày về, tôi đi qua một hòn đảo hoang, thấy trên bờ có tiếng gà gáy lạ: “ Ò…ó…o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về”. Linh tính mách bảo cho tôi có sự chẳng lành, tôi bèn cho thuyền cập bến đi vào hòn đảo. Tôi rất bất ngờ khi thấy vợ tôi đang một mình cô quạnh nơi đảo hoang. Vợ tôi khóc nức nở kể chuyện cho tôi nghe rằng, lúc tôi đi chưa được bao lâu, hai cô chị ghen ghét với vợ tôi, nên rủ vợ tôi đi chèo thuyền rồi đẩy nàng xuống biển. Nàng đã bị cá  kình nuốt vào bụng. Vợ tôi ghi nhớ lời tôi dặn, nên mang theo những thứ tôi chuẩn bị bên mình, nàng lấy con dao mổ bụng cá, rồi lên bờ đánh hai hòn đá ra lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với nàng. Nghe nàng kể xong mà tôi thấy thương người vợ hiền của mình nhiều hơn.

Tôi đón nàng lên thuyền. Ngày trở về tôi ở tiệc linh đình mời bà con làng xóm. Hai cô chị vợ thấy thế đến, khóc lóc thương tiếc vợ tôi vì sự ra đi của vợ tôi. Tôi không nói gì, lúc ấy vợ tôi trong nhà đi ra, hai cô chị xấu hổ quá không nói gì lặng lẽ bỏ đi biệt tích.Từ ấy, gia đình tôi sống hạnh phúc vui vẻ bên nhau. Những sóng gió, thử thách đã khiến chúng tôi gắn bó  và trân trọng tình yêu đà dành cho nhau nhiều hơn. 

5
0
Nguyễn Minh Vũ
01/10/2020 19:58:20
+3đ tặng
      Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:
      Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
      Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.
       Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
2
1
Mai Hương
01/10/2020 19:58:24
+2đ tặng

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.
1
0
Thu Huyền
01/10/2020 20:00:59
+1đ tặng
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

    Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng nhưng nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

"Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng"

    Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  


 
    Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

    Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

"Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng"

    Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

Trên đây Đọc tài liệu vừa gửi đến các em top 4 bài văn mẫu kể lại câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em với những câu chuyện quen thuộc để các em dễ nhớ lại nội dung và kể lại nội dung được chính xác nhất. Hy vọng đã giúp các em hoàn thành tốt được bài học của mình. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 6

# Chúc bn học tốt


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư