Cấu tạo của đồng hồ đo điện
1. Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim
Cấu tạo bên ngoài: Kim chỉ thị, cung chia độ, vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh, đầu đo điện áp thuần xoay chiều, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N, vỏ trước, mặt chỉ thị, mặt kính, vỏ sau, nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), chuyển mạch chọn thang đo, đầu đo dòng điện xoay chiều.
Mạch điện bên trong: Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.
2. Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Một đồng hồ vạn năng điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
Công dụng của đồng hồ đo điện hiện số
Ngoài 3 chức năng cơ bản là đo hiệu điện thế, đo điện trở, đo cường độ dòng điện, các dòng đồng hồ vạn năng điện tử hiện nay còn được trang bị thêm các tính năng như:
Kiểm tra nối mạch
Được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện cho phép người dùng đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
Kiểm tra diode và transistor.
Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, từ đó điều chỉnh mạch điện của radio.
Dao động kế cho tần số thấp.
Bộ kiểm tra điện thoại, bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.