Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

11/11/2020 19:44:41

Tưởng tượng em là người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ông giáo, sau khi bán chó và cái chết của lão

Đề bài: Tưởng tượng em là  người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ÔNG GIÁO SAU KHI BÁN CHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC. Dựa vào truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao em hãy kể lại những sự việc đó.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
761
0
2
ChinPu
11/11/2020 19:46:10
+5đ tặng

Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lụi hụi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

Vừa đến cửa, lão nói với chồng tôi, gương mặt hốc hác cúi cằm xuống:
- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!
À thì ra lão qua đây để nói về con chó mà lão cưng, lão thương như vàng ấy. Không tránh khỏi sự ngạc nhiên, ông nhà hỏi:
- Cụ đã bán rồi à?- Vâng, tôi bán rồi.
Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng. Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly rượu mời lão rồi hỏi tiếp:
- Vậy nó cho bắt à?

 

Kể lại truyện Lão Hạc trong vai người chứng kiến

Câu hỏi này có lẽ đã vô tình đụng vào nỗi đau mà lão Hạc cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. Những giọt nước mắt ấy tưởng chừng sẽ không có ở cái tuổi gần đất xa trời như lão, ấy vậy mà lại rơi vì trót lừa một con chó, lão nghẹn ngào:

- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi lật đật chạy về. Đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng, chỉ kêu ư ử như muốn oán trách tôi vì sao lại đối xử tệ với nó như vậy. Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá! Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mát cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy. Lão cấu xé, dằn vặt bản thân để thỏa nỗi đau đang cồn cào tận đáy lòng. Nhìn lão thế này, ông nhà tôi thấy đau lòng lắm, ông ôm lão mà khóc cùng và tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

Người ngoài nhìn vào có thể sẽ nghĩ lão không được bình thường, không khóc vì khổ thì thôi chớ ai đời lại đi khóc vì bán chó. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi nên không còn minh mẫn, có tiền không tiêu, có ruộng vườn không bán, có chó không giết... nhưng bây giờ hiểu rõ sự tình, tôi thấy thương cho hoàn cảnh lão lắm. Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai thì không lấy được vợ, đứa con trai duy nhất phẫn chí bỏ đi phụ đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão phải sống hiu quạnh cùng con chó là kỉ niệm mà người con trai để lại, lão cưng nên gọi là "cậu Vàng". Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột bán đi cậu Vàng dù trong lòng đau như cắt. Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão những khi lão nhớ đến con trai, ai bên cạnh lão khi lão ốm yếu? Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão. Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn. Còn lão Hạc với chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần ông giáo cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông có tấm lòng rộng lớn qua việc mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.

Đọc truyện ngắn của Nam Cao, đoạn lão Hạc sang báo tin bán chó với ông giáo đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương. Và đây cùng là đoạn trích mà tôi thích nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Lâm
11/11/2020 19:46:20
+4đ tặng
Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy.
 
Lão Hạc cứ chệnh choạng, mặt cúi gằm xuống, lưỡng lự trước cửa một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện:
 
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
 
- Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên
 
- Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong.
 
Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không. Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi:
 
- Thế nó cho bắt à!
 
Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt, nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu. Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến dạng theo.
 
Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng lời nói, trông đến là tội nghiệp.
 
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó ông giáo ạ.
 
Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ, trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới dừng. Ông an ủi lão Hạc
 
- Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy.
 
Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng thêm buồn nên cố nén lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão. Ông nắm lấy đôi vai gầy guộc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng thật não nề.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư