Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929 - 1933
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Pháp kéo theo sự khủng hoảng kinh tế, xã hội ở Việt Nam:
* Về kinh tế:
-Từ năm 1930 kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
* Về xã hội:
- Khủng hoảng kinh tế của các tầng lớp nhân dân lao động: công nhân bị sa thải, lương ít ỏi; nông dân chịu thuế cao vay nợ nặng lãi, nông sản phải bán với giá thấp. Nông dân bần cùng; thợ thủ công thất nghiệp, người buôn bán nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, gồm hai mâu thuẫn cơ bản là: giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường đàn áp khủng bố những người yêu nước. Giữa lúc đó Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời nhanh chóng lãnh đạo quần chúng đấu tranh trong cả nước.