Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết phương trình đường thẳng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
659
0
0
Phạm Minh Trí
12/12/2017 01:23:54
1. Vectơ chỉ phương của đường thẳng
Định nghĩa : 
vectơ \(\vec{u}\) được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng \(∆\) nếu \(\vec{u}\) ≠ \(\vec{0}\) và giá của \(\vec{u}\) song song hoặc trùng với \(∆\)

Nhận xét :
- Nếu \(\vec{u}\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(∆\) thì \(k\vec{u} ( k≠ 0)\) cũng là một vectơ chỉ phương của \(∆\), do đó một đường thẳng có vô số vectơ chỉ phương.
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định nếu biết môt điểm và một vectơ chỉ phương của đường thẳng đó.
2. Phương trình tham số của đường thẳng
- Phương trình tham số của đường thẳng \(∆\) đi qua điểm \(M_0(x_0 ;y_0)\) và nhận vectơ \(\vec{u}  = (u_1; u_2)\) làm vectơ chỉ phương là :
\(∆\) : \(\left\{\begin{matrix} x= x_{0}+tu_{1}& \\ y= y_{0}+tu_{2}& \end{matrix}\right.\)
-Khi hệ số \(u_1≠ 0\) thì tỉ số \(k= \frac{u_{1}}{u_{2}}\) được gọi là hệ số góc của đường thẳng.
Từ đây, ta có phương trình đường thẳng \(∆\) đi qua điểm \(M_0(x_0 ;y_0)\) và có hệ số góc k là:
\(y – y_0 = k(x – x_0)\)
Chú ý: Ta đã biết hệ số góc \(k = \tan α\) với góc \(α\) là góc của đường thẳng \(∆\) hợp với chiều dương của trục \(Ox\)
3. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng 
Định nghĩa: Vectơ \(\vec{n}\) được gọi là vec tơ pháp tuyến của đường thẳng \(∆\) nếu \(\vec{n}\)  ≠ \(\vec{0}\) và \(\vec{n}\) vuông góc với vectơ chỉ phương của \(∆\)
Nhận xét:
- Nếu \(\vec{n}\)  là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng \(∆\) thì k\(\vec{n}\) \((k ≠ 0)\) cũng là một vectơ pháp tuyến của \(∆\), do đó một đường thẳng có vô số vec tơ pháp tuyến.
- Một đường thẳng được hoàn toàn xác định nếu biết một và một vectơ pháp tuyến của nó.
4. Phương trình tổng quát của đường thẳng
Định nghĩa: Phương trình \(ax + by + c = 0\) với \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng \(0\), được gọi là phương trinh tổng quát của đường thẳng.
Trường hợp đặc biết:
+  Nếu \(a = 0 => y = \frac{-c}{b};  ∆ // Ox\)
+ Nếu \(b = 0 => x = \frac{-c}{a}; ∆ // Oy\)
+ Nếu \(c = 0 => ax + by = 0 =>  ∆\) đi qua gốc tọa độ
+ Nếu \(∆\) cắt \(Ox\) tại \((a; 0)\) và \(Oy\) tại \(B (0; b)\) thì ta có phương trình đường thẳng \(∆\) theo đoạn chắn:
                \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\)
5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Xét hai đường thẳng  ∆1 và ∆
có phương trình tổng quát lần lượt là :
a1x+b1y + c1 = 0 và a 2+ b2y +c2 = 0
Điểm \(M_0(x_0 ;y_0)\)) là điểm chung của  ∆và ∆2  khi và chỉ khi \((x_0 ;y_0)\) là nghiệm của hệ hai phương trình:
(1)  \(\left\{\begin{matrix} a_{1}x+b_{1}y +c_{1} = 0& \\ a_{2}x+b_{2y}+c_{2}= 0& \end{matrix}\right.\) 
Ta có các trường hợp sau:
a) Hệ (1) có một nghiệm: ∆cắt ∆2
b) Hệ (1) vô nghiệm: ∆// ∆2
c) Hệ (1) có vô số nghiệm: ∆= ∆2
6.Góc giữa hai đường thẳng
Hai đường thẳng ∆và ∆cắt nhau tạo thành 4 góc. Nếu ∆không vuông góc với ∆2thì góc nhọn trong số bốn góc đó được gọi là góc giữa hai đường thẳng ∆và ∆2. Nếu ∆vuông góc với  ∆thì ta nói góc giữa ∆và ∆2bằng  900  .Trường hợp  ∆và ∆song song hoặc trùng nhau thì ta quy ước góc giữa  ∆và ∆bằng 00. Như vậy gương giữa hai đường thẳng luôn bé hơn hoặc bằng  900  
Góc giữa hai đường thẳng ∆và ∆được kí hiệu là \(\widehat{\Delta _{1},\Delta _{2}}\)
Cho hai đường thẳng  ∆= a1x+b1y + c1 = 0 
                               ∆=  a 2+ b2y +c2 = 0
Đặt \(\varphi\) = \(\widehat{\Delta _{1},\Delta _{2}}\)
                  \(\cos  \varphi\) = \(\frac{|a_{1}.a_{2}+b_{1}.b_{2}|}{\sqrt{{a_{1}}^{2}+{b_{1}}^{2}}\sqrt{{a_{2}}^{2}+{b_{2}}^{2}}}\)
Chú ý:
+ \({\Delta _1} \bot {\Delta _2} \Leftrightarrow {n_1} \bot {n_2} \Leftrightarrow {a_1}.{a_2} + {b_1}.{b_2} = 0\)
+ Nếu  \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\)  có phương trình y = k1 x + m1 và y = k2 x + mthì  
\({\Delta _1} \bot {\Delta _2} \Leftrightarrow {k_1}.{k_2} =  - 1\)
7.Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng \(∆\) có phương trình \(ax+by+c-0\) và điểm \(M_0(x_0 ;y_0)\)).Khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến đường thẳng  \(∆\) kí hiệu là \((M_0,∆)\), được tính bởi công thức
                     \(d(M_0,∆)=\frac{|ax_{0}+by_{0}+c|}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}\)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:16:33

Lý thuyết Phương trình đường thẳng

1. Phương trình tham số

- Vectơ chỉ phương (viết tắt là VTCP) của đường thẳng Δ là vectơ u khác vectơ – không và có giá song song hoặc trung với Δ.

- Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có cectơ chỉ phương u(a;b) (với a2 + b2 ≠ 0) là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

- Phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có hệ số góc là k là y=k(x-x0)+y0.

- Nếu Δ có vectơ chỉ phương là u(a;b) với a ≠ 0 thì hệ số góc của Δ là k=b/a. Ngược lại, nếu Δ có hệ số góc là k thì Δ có vectơ chỉ phương là u(1;k).

2. Phương trình tổng quát

- Vectơ pháp tuyến (viết tắt VTPT) của đường thẳng Δ là vectơ n khác vectơ – không và vuông góc với vectơ chỉ phương của đường thẳng. Nếu u(x;y) là vectơ chỉ phương của đường thẳng thì n(-y;x) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng đó.

- Phương trình tổng quát của đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0) có vectơ pháp tuyến là n(a;b) (với a2 + b2 ≠0) là: a(x-x0)+b(y-y0)=0

- Đường thẳng Δ cắt Ox, Oy tại các điểm khác gốc tọa độ là A(a; 0), B(0; b) có phương trình theo đoạn chắn là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

- Cho hai đường thẳng d1:a1x + b1y + c1=0 và d2:a2x + b2y + c2 = 0. Số giao điểm của hai đường thẳng là số nghiệm của hệ phương trình Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

- Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi d1 song song với d2

- Hệ có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi d1 cắt d2

- Hệ có vô số nghiệm khi và chỉ khi d1 trùng d2

+ Đặc biệt khi a2b2c2 ≠ 0 thì:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

4. Góc giữa hai đường thẳng

- Hai đường thẳng d1,d2 lần lượt có vectơ pháp tuyến là n1=(a1; b1 ),n2=(a2; b2 ). Khi đó góc của hai đường thẳng được xác định bởi công thức

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

- Nếu đường thẳng d1,d2 lần lượt có vectơ chỉ phương u1,u2 thì ta cũng có cos⁡(d1,d2 )=|cos⁡(u1,u2 ) |

- Nếu đường thẳng d1,d2 lần lượt có hệ số góc là k1; k2 thì ta có

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

5. Khoản cách từ một điểm đến một đường thẳng

- Khoảng cách từ điểm M0(x0;y0) đến đường thẳng Δ có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

- Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song d1:ax+by+c=0 và d2:ax+by+d=0 (trong đó c ≠ d) là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10

- Đường thẳng Δ có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng lần lượt xác định bởi ax + byy + c > 0 và ax + by + c < 0.

- Phương trinh hai phân giác của các góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau d1:a1x+b1y+c1=0 và d2: a2x + b2y + c2=0 là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 10
0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:24:18

Lý thuyết Phương trình đường thẳng

1. Phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng

a) Cho đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0; y0; z0) và nhận vectơ uΔ = (a; b; c), với uΔ0, làm một vectơ chỉ phương. Phương trình tham số của Δ là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

b) Nếu a, b, c đều khác 0 thì người ta còn viết phương trình của đường thẳng Δ dưới dạng chính tắc như sau:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

2. Điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau hoặc chéo nhau

Cho hai đường thẳng d và d’ lần lượt đi qua hai điểm M0(x0; y0; z0), M'0(x'0; y'0; z'0) và có vectơ chỉ phương lần lượt là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

b) Xét hệ phương trình hai ẩn

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

Khi đó:

- d và d' cắt nhau khi và chỉ khi hệ (I) có đúng một nghiệm

- d và d' chéo nhau khi và chỉ khi hai vectơ ud, ud' không cùng phương và hệ (I) vô nghiệm.

3. Điều kiện để một đường thẳng song song, cắt hoặc vuông góc với mặt phẳng

Cho đường thẳng d đi qua điểm M0(x0; y0; z0) và có vectơ chỉ phương ud = (a; b; c) ; cho mặt phẳng (P) có phương trình là: Ax + By + Cz + D = 0. Gọi up = (A; B; C) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P). Ta có:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

với k là một số thực nào đó.

4. Tính khoảng cách

a) Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho điểm A và đường thẳng Δ đi qua điểm M và có vectơ chỉ phương là uΔ = (a; b; c) . Để tính khoảng cách từ A đến đường thẳng Δ ta có hai cách:

Cách 1: Bước 1: Tìm hình chiếu vuông góc H của A trên đường thẳng Δ

Bước 2: Khoảng cách từ A đến đường thẳng Δ chính là khoảng cách giữa hai điểm A và H: d(A, Δ) = AH

Lưu ý: Để tìm được H ta có thể làm như sau: Viết phương trình tham số của đường thẳng Δ, từ đó suy ra tọa độ của điểm H dưới dạng tham số. Sau đó ta tìm được tọa độ H dựa vào điều kiện Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

Cách 2. Sử dụng công thức

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

Hệ quả. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

Cho hai đường thẳng song song Δ và Δ’. Gọi M, M' lần lượt là một điểm tùy ý trên Δ và Δ'. Khi đó ta có: d(Δ, Δ') = d(M, Δ') = d(M'; Δ)

b) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng chéo nhau Δ và Δ', trong đó Δ đi qua điểm M và vectơ chỉ phương là uΔ = (a; b; c); Δ' đi qua điểm M' và vectơ chỉ phương uΔ' = (a'; b'; c').

Để tính khoảng cách giữa hai đường thằng Δ và Δ' ta có hai cách

- Cách 1.

Bước 1: Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng Δ' và song song với Δ

Bước 2: Khoảng cách giữa hai đường thẳng Δ và Δ' chính là khoảng cách giữa Δ và mặt phẳng (Q): d(Δ, Δ') = d(Δ, (Q)) = d(M, (Q))

- Cách 2. Sử dụng công thức:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 | Bài tập và Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×