Những giai đoạn lịch sử nào đất nước ta từng bị chia cắt?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sự chia cắt Việt Nam là tình trạng cắt cứ sâu sắc và phân tranh mạnh mẽ mà quyết liệt trên các vùng miền của các lực lượng chính trị - xã hội - quân sự và ý thức hệ ở nước Việt Nam.
Lãnh thổ Việt Nam từng bị chia cắt nhiều lần nhưng đáng kể là 2 lần chia cắt: Lần chia cắt lần 1 là lần chia cắt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600-1787), lần 1 đã bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi Miền Bắc và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra tiêu diệt chúa Trịnh; lần thứ 2 là lần chia cắt thời Chiến tranh Việt Nam (1954-1976), lần này bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 và Việt Nam thống nhất trong hòa bình về mặt Nhà nước ở năm 1976.
Trên danh nghĩa thì Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt, vào thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn phân tranh thì hai miền Bắc Hà và Nam Hà vẫn tuyên bố trung thành với nhà Lê, và Hoàng đế nhà Lê vẫn được cả chúa Trịnh - chúa Nguyễn công nhận là vua cai trị toàn bộ nước Việt Nam. Lần chia cắt thời chiến tranh Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được coi là biên giới quốc gia hay nhà nước/chính trị mà chỉ là ranh giới hòa bình giữa hai vùng tập kết quân đội chính thức;[1] Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn lúc đó cũng tuyên bố là chỉ có một nước và dân tộc Việt Nam duy nhất dựa trên Hiến pháp và theo ý thức hệ chủ nghĩa dân tộc Việt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |