Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo các em để triển khai hiệu quả luật trẻ em 2016 thì chúng ta phải làm gì

theo các em để triển khai hiệu quả luật trẻ em 2016 thì chúng ta phải làm gì
đừng ghi xàm nha. ghi đúng nội dung cho mình

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
351
3
2
Tuấn Anh SPUR
02/03/2021 15:42:55
+5đ tặng
ĐCSVN) - Từ ngày 1/6, Luật Trẻ em 2016 đã chính thức có hiệu lực nhằm hướng tới chăm sóc và bảo vệ tốt hơn cho trẻ em. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những điểm mới mà luật đề cập.
Phóng viên (PV): Tháng hành động Vì trẻ em năm nay có chủ để là “Triển khai Luật Trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, vậy bà có thể cho biết lý do nào mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại chọn chủ đề như vậy ?

Thứ trưởng Đào Hồng Lan: Chủ đề cho Tháng hành động vì trẻ em năm nay được chúng tôi xây dựng từ cuối năm 2016 với 2 lý do chính. Trước hết, Luật Trẻ em chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2017, trong đó quy định rất nhiều nội dung và cách tiếp cận mới trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Chính vì vậy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chọn chủ đề “Triển khai Luật Trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” nhằm nâng cao chất lượng truyền thông khi luật đi vào thực tiễn.

Một lý do nữa xuất phát từ tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em đang dần trở thành một vấn đề nóng không chỉ của thế giới mà còn của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian qua, chúng ta đã xảy ra nhiều vụ việc xâm hại, bạo lực với trẻ em, trong đó có những vụ việc rất nghiêm trọng. Điều này cho thấy, Việt Nam phải tập trung nhiều hơn trong nỗ lực bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Với thông điệp này, Việt Nam đã gửi đến quốc tế một cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em trên toàn thế giới.

PV: Luật Trẻ em 2016 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hơn các quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vậy những nội dung mới này là gì thưa bà ?

Thứ trưởng Đào Hồng Lan: Điểm mới đầu tiên xuất phát từ cách tiếp cận trong quá trình xây dựng và sửa đổi luật. Nếu như trước đây, chúng ta hầu hết tiếp cận từ các chính sách hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì đến nay, góc nhìn này đã được thay đổi trên cơ sở các quyền của trẻ em nói chung. Thứ hai, Luật trẻ em 2016 đã mở rộng đối tượng được chăm sóc và bảo vệ không chỉ là trẻ em Việt Nam mà còn với trẻ em nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam. Thứ ba, Luật Trẻ em lần này được xây dựng trên cơ sở những Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia. Điều này cho thấy trách nhiệm của Việt Nam trước những cam kết về chăm sóc và bảo vệ trẻ em với cộng đồng quốc tế. Thứ tư, luật cũng đề cập đến quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em, quy định cụ thể trẻ em được tham gia như thế nào, cách thức, hình thức ra sao, ai là người đại diện cho tiếng nói của trẻ em trên các diễn đàn… Một điểm mới nữa là chúng tôi xác định rõ quy trình bảo vệ, hỗ trợ can thiệp khi xảy ra các hành vi xâm hại trẻ em từ lúc phát hiện cho tới lúc tố giác thủ phạm. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta triển khai luật theo các quan điểm tiếp cận như vậy thì vấn đề bảo vệ trẻ em trong thời gian tới sẽ tốt hơn rất nhiều.Với việc Luật Trẻ em 2016 chính thức có hiệu lực, trẻ em sẽ được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn trong thời gian tới
PV: Trong thời gian qua, dư luận cho rằng trách nhiệm của cơ quan chức năng khi xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em là quá chậm trễ. Thực tế này sẽ được cải thiện như thế nào trong Luật Trẻ em 2016 ?

Thứ trưởng Đào Hồng Lan: Trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, phần quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề này là chưa rõ ràng. Chính vì vậy, khi có một vụ việc xảy ra, dù nhiều cơ quan vào cuộc, nhưng chúng ta không thể tìm được một đầu mối có trách nhiệm chính. Nhận thức được bất cập này, với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xây dựng và triển khai Luật Trẻ em 2016 với quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phòng chống xâm hại và bạo lực trẻ em.

Cụ thể, luật đã quy định rõ thế nào là hành vi xâm hại trẻ em và gắn với đó là các vấn đề về phát hiện tố giác, can thiệp hỗ trợ trẻ em khi bị xâm hại. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không kịp thời xử lý những vụ việc liên quan đến phòng chống xâm hại và bạo lực trẻ. Bên cạnh Luật Trẻ em, một số Nghị định của Chính phủ cũng đã quy định từng Bộ, ngành phải rà soát lại nhiệm vụ của mình trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nếu vướng ở đâu phải gỡ ngay ở đó. Tôi cho rằng đây là một bước chuyển rất mạnh mẽ của Chính phủ và Quốc hội khi chúng ta đã quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong quá trình triển khai luật vào thực tiễn.

PV: Nhiều vụ việc xâm hại, bạo lực xảy ra trong chính gia đình của các em, nơi mà đáng ra các em phải được bảo vệ tốt nhất. Vậy, bà có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Thứ trưởng Đào Hồng Lan: Tôi có thể khẳng định, gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các biện pháp bảo vệ trẻ em, vì đây là tổ ấm, là nơi gần gũi nhất với các em. Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình để giải quyết vấn đề này. Trong đó, giải pháp đầu tiên mà chúng ta cần làm là phải thay đổi nhận thức của nhiều gia đình khi cho rằng quát mắng, đánh đập con cái là chuyện hết sức bình thường. Để làm được điều này, chúng ta cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền địa phương cấp cơ sở là một kênh thông tin thiết thực nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông cũng cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, cũng như là đảm bảo quyền trẻ em ngay tại gia đình. Tôi xin nhắc lại một khẩu hiệu mà Tháng hành động vì trẻ em năm nay đưa ra đó là “Mọi lời yêu thương thì mạnh hơn nhiều lần quát mắng”, vì vậy mỗi chúng ta hãy trở thành những bậc cha mẹ có kiến thức trong nuôi dạy con cái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×