LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu quá trình phát triển của đô thị cổ Hội An?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
668
2
3
Nguyễn Nguyễn
12/03/2021 20:40:30
+5đ tặng
Hội An: Từ đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu bắt đầu hướng các hoạt động giao thương đến châu Á. Thương nhân Nhật Bản cũng tìm cách xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Thời kỳ này có rất nhiều thương thuyền ngoại quốc cập cảng Việt Nam.Vào thế kỷ XVI – XVII, với vị trí là một thương cảng quốc tế, lại nhận được những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn, Hội An là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các thương nhân mà còn cả các nhà truyền giáo, nhà thám hiểm… từ nhiều quốc gia. Cảng thị Hội An ngày nay đã được chính phủ Việt Nam công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia”, và ở đó vẫn còn những dãy nhà gỗ dược dựng từ đầu thế kỷ XIX, một minh chứng khá rõ ràng cho sự hòa trộn của cảnh quan phố cảng Đông Nam Á và yếu tố “thị” của một đô thị cổ Việt Nam. Năm 1993, Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu một chương trình gìn giữ và bảo tồn Hội An. Đây cũng là thời điểm những cuộc điều tra khai quật nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành khu phố cổ bắt đầu được tiến hành

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
12/03/2021 20:43:20
+3đ tặng
Mở đầu
Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung tâm của dải đất thuộc miền Trung Việt Nam. Đây cũng là nơi con sông Thu Bồn, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Lĩnh, đỉnh cao nhất của dãy Trường Sơn hùng vĩ, đổ ra biển Đông. Dãy Trường Sơn nổi tiếng từ xưa với những nguồn lâm sản phong phú đặc biệt là những sản vật quý hiếm của vùng Nam Trung bộ Việt Nam như quế, trầm hương… Trong bối cảnh đó, vùng Quảng Nam với thương cảng Hội An cũng được biết đến như một nơi tập trung những sản vật quý hiếm này. Hơn thế nữa, từ khi hệ thống giao thương của Trung Quốc nối liền với vùng Tây Nam Á, Hội An còn đóng vai trò rất lớn với tư cách là một bến đỗ, một trạm trung chuyển quan trọng cho các đoàn thuyền buôn trên con đường giao thương này.
          Dấu tích của thời kỳ cư trú xa xưa nhất còn lại ở Hội An là Văn hóa Sa Huỳnh, hình thành vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên (TCN) cho đến đầu Công Nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên một diện tích khá rộng, từ Trung Bộ cho đến Nam Bộ Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân loại học cho thấy, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã có sự giao lưu rộng lớn với các khu vực hiện nay là: Thái Lan, Đài Loan, Philippines… Vương quốc Lâm Ấp hình thành vào thế kỷ II và vương quốc Chămpa thành lập vào thế kỷ VII đã được ghi lại trong các bộ sử Trung Quốc như: Hán thư, Chư phiên chí… Ngoài ra, ghi chép của thương nhân Arập thế kỷ IX mang tên Truyện kể về xứ Ấn Độ - Trung Quốc cũng đã đề cập đến khu vực này[1]

          Từ đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu bắt đầu hướng các hoạt động giao thương đến châu Á. Thương nhân Nhật Bản cũng tìm cách xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Thời kỳ này có rất nhiều thương thuyền ngoại quốc cập cảng Việt Nam. Trong hoàn cảnh chính quyền nhà Minh (Trung Quốc) thi hành chính sách cấm hải (haichin), các cảng của Đại Việt càng trở nên có vị trí quan trọng trong tam giác ngoại thương giữa Nhật Bản – Trung Quốc – Đông Nam Á[2]

         Vào thế kỷ XVI – XVII, với vị trí là một thương cảng quốc tế, lại nhận được những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn, Hội An là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các thương nhân mà còn cả các nhà truyền giáo, nhà thám hiểm… từ nhiều quốc gia. Cảng thị Hội An ngày nay đã được chính phủ Việt Nam công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia”, và ở đó vẫn còn những dãy nhà gỗ dược dựng từ đầu thế kỷ XIX, một minh chứng khá rõ ràng cho sự hòa trộn của cảnh quan phố cảng Đông Nam Á và yếu tố “thị” của một đô thị cổ Việt Nam. Năm 1993, Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu một chương trình gìn giữ và bảo tồn Hội An. Đây cũng là thời điểm những cuộc điều tra khai quật nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành khu phố cổ bắt đầu được tiến hành[3]

          Trong bài viết này dựa trên những cuộc khảo sát về địa mạo, và sự phân bố các di tích trong khu vực lưu vực sông Thu Bồn, chúng tôi muốn đề cập đến những đặc điểm của sự phân bố di tích qua từng thời kỳ, đặt sự phân kỳ và những thay đổi đó trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn làm sáng tỏ lịch sử hình thành Hội An và vai trò của vùng đất này trong khu vực mậu dịch châu Á.

          I. Sự hình thành khu vực Hội An

          Vị trí của Hội An trên bản đồ được xác định là từ 150 52’ đến 150 53’ vĩ Bắc và từ 1080 15’ đến 1080 30’ kinh Đông, nằm ở tả ngạn của sông Thu Bồn chảy ra Biển Đông. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ ngọn núi cao nhất miền Trung Việt Nam với đỉnh Ngọc Lĩnh cao 2.598m, có độ dài hơn 200km và lưu vực rộng 10.350km2, xấp xỉ bằng con sông Shinano của Nhật Bản. Sau khi tạo nên một tam giác châu ở vùng hạ lưu, dòng sông lại thu về một nhánh gần khu vực Hội An. Diện tích lòng sông rộng khiến cho lượng phù sa lưu chuyển của dòng sông này khá lớn. Ngoài ra, do sự phát triển của những bãi cát, đồi cát chạy song song với đường bờ biển, khu vực cửa sông bị đóng lại và các nhánh sông đã hợp vào thành một dòng. Khu vực hai bên bờ sông gần Hội An có những con đê biển và đê bao quanh vùng đất thấp, riêng ở tả ngạn nếu tính cả những con đê quy mô nhỏ thì có tất cả khoảng 15 con đê. Ngoài ra, ở trong nội địa, nhiều đầm phá đã được hình thành [4]

          Sự hình thành địa hình khu vực Hội An khá phức tạp, chủ yếu do tác động của quá trình lắng đọng trầm tích sông và biển. Các nhà nghiên cứu cho rằng vào khoảng đầu Công nguyên, khu vực từ phía Tây của Hội An ngày nay cho đến Cẩm Kim, Duy Vinh ở phía đông rồi tiếp tục mở rộng ra hướng đông đã là một vịnh nhỏ [5]. Địa khu Bàu Đà trước đây là một hòn đảo trong vịnh này. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cho đến thế kỷ XVI – XVII, nơi đây vốn là một cảng thiên nhiên rất đẹp. Từ thế kỷ XVII trở đi, không chỉ có sự tích tụ tự nhiên của sông và biển mà những hoạt động kinh tế của con người cũng đã đẩy nhanh quá trình bồi đắp của khu vực cửa sông, tiến đến sự hình thành địa hình như hiện nay.

          II. Những di tích phân bố ở khu vực Hội An

          1. Văn hóa Sa Huỳnh

          Sa Huỳnh là di chỉ văn hóa được tìm thấy đầu tiên ở vùng Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Nền văn hóa này bắt đầu được biết đến vào năm 1923 khi nhà nghiên cứu Labarre khai quật được 120 ngôi mộ chum tại vùng đất Phú Khương thuộc Sa Huỳnh là vào năm 1999 bởi Vinet tại cồn Cát cạnh đầu cầu An Khê, ven biển Sa Huỳnh. Đồ tùy táng tìm thấy trong những quan tài gốm hình chum có đồ thủy tinh, đồ đồng và sắt… Năm 1934, nhà nghiên cứu người Pháp Colani đã tiếp tục khai quật ở Phú Khương và Long Thạnh. Kết quả cuộc khai quật này đã được công bố vào năm sau đó tại Hội nghị tiều sử học vùng Viễn Đông lần thứ hai tổ chức tại Manila. Tại đây, sự tồn tại của nền văn hóa Sa Huỳnh đã được giới học giả quốc tế thừa nhận. Sau đó, dựa trên kết quả điều tra của Janse, Malleret, Saurin, nền văn hóa này với đặc trưng mai táng bằng quan tài chum và chôn cùng những đồ vật bằng sắt đã được xác định phân bố ở khu vực ven biển Quảng Ngãi và lưu vực sông Đồng Nai, Nam Bộ [6]

           Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, các nhà nghiên cứu từ miền Bắc Việt Nam đã có điều kiện mở rộng phạm vi nghiên cứu từ miền Bắc Việt Nam đã có điều kiện mở rộng phạm vi nghiên cứu vào vùng đất phía Nam và đã phát hiện được thêm nhiều di tích văn hóa Sa Huỳnh tại các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên… và đã tiến hành điều tra tại các điểm này. Họ đã tìm thấy cả loại mộ chum chỉ có những đồ tùy táng bằng đồng và đã đi đến nhận định rằng trước văn hóa Sa Huỳnh đã tồn tại một nền “Văn hóa tiền Sa Huỳnh”. Phương pháp phân tích phóng xạ Cacbon C14 đã xác định được di chỉ Long Thạnh thuộc văn hóa tiền Sa Huỳnh có niên đại 3370 ± 40 và 2875 ± 60 năm cách ngày nay (BP). Di chỉ Quế Lộc, nơi có những đồ tùy táng bằng sắt thì có niên đại khoảng 2210 ± 50 BP [7]. Hiện nay, về cơ bản, thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và tiền Sa Huỳnh đã được thống nhất lại và phân chia thành 3 thời kỳ: Sơ kỳ và trung kỳ (với những đồ tùy táng bằng đồng) và thời hậu kỳ có đặc trưng là đồ tùy táng được chế tác bằng sắt[8].

           Từ năm 1976 đến năm 1985, các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam… đã tiến hành khai quật ở Bàu Trám, Phú Hòa, Tam Mỹ, Tiên Hà, Đại Lãnh… Các cuộc khai quật đã đem đến một phát hiện quan trọng rằng không chỉ ở vùng ven biển, những di chỉ của văn hóa Sa Huỳnh còn phân bố ở những dãy núi thuộc khu vực trung và hạ lưu sông Thu Bồn[9].

          Từ năm 1985, trong chương trình nghiên cứu về đô thị cổ Hội An, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành những cuộc điều tra tổng hợp về khu vực này. Năm 1989, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ban Quản lý Di tích Hội An đã phối hợp khai quật tại Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang thuộc xã Cẩm Hà và tìm được một số ngôi mộ chum. Đặc biệt tại địa điểm Hậu Xá đã đào được loại tiền đồng Ngũ Thù và Hóa Tuyền của Trung Quốc. Đây được coi là nguồn sử liệu quan trọng trong việc xác định niên đại của hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh[10]

           Sau những cuộc điều tra và đào thám sát, năm 1990 Viện Khảo cổ học Việt Nam đã chính thức tiến hành khai quật tại địa điểm Hậu Xá, với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Trung Hoa thời Hán và văn hóa Chămpa. Từ những hiện vật tìm thấy, các nhà khoa học đã đi đến nhận định rằng: Hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh kéo dài khoảng từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ I SCN[11]

           Trong hai năm từ 1993 đến 1995, được sự tài trợ của một số tổ chức phi Chính phủ của Nhật Bản, Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An đã tiến hành công tác nghiên cứu với những lần khai quật và điều tra thực địa các di tích thuộc Văn hóa Sa Huỳnh. Sau năm 1993, dựa trên kết quả của các cuộc đào thám sát, những cuộc khai quật chính thức đã được tiến hành tại Hậu Xá, Xuân Lâm, An Bang và đã tìm thấy mộ chum tại những địa điểm này. Sau đó, từ 1997 đến 1999, tác giả bài viết này cũng đã điều tra ở lưu vực sông Thu Bồn và đã xác định được di tích Văn hóa Sa Huỳnh. Dưới đây, tôi xin báo cáo tóm tắt về những di tích đó.

           2. Di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh tại Hội An

          Di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh (khoảng thế kỷ III TCN – thế kỷ I SCN) phân bố trên những đồi cát thuộc xã Cẩm Hà thuộc tả ngạn của con sông Thu Bồn, cách khu phố Hội An vài km về phía tây. Đây là vùng đồi cát được hình thành từ sớm do những hoạt động biển tiến, biển lùi vào thời Trung kỳ toàn tân. Di tích mộ chum thuộc Văn hóa Sa Huỳnh được xác định tại 4 địa điểm như sau:

  

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư