Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ "Chiều tối"

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ "Chiều tối"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
11.020
8
8
Thiên sơn tuyết liên
18/03/2021 21:42:51
+5đ tặng

Nếu như nói về cảnh thì sự chuyển cảnh trong Câu thơ này cũng rất đỗi tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống, tấm màn đen của nó đã bao trùm lên toàn cảnh vật thì nhà thơ chỉ có thể hướng tầm nhìn về phía có ánh sáng. Đó chính là ánh sáng soi tỏ hình ảnh một cô thôn nữ xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiều.Ở câu thơ thứ ba, người dịch đã thêm chữ “tối” không có trong nguyên tác. Từ này không sai nhưng lại làm cái tinh tế của bài thơ mất mát đi ít nhiều. Nó vừa làm lộ ý thơ, vừa khiến cho nội dung kém đi sự gợi mở.Lê Chí Viễn còn phát hiện ra thêm một điểm vô cùng tinh vi ở câu thơ này. Đảo ngữ “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn” khiến cho câu thơ trở nên thật hấp dẫn và đặc biệt. Thời gian trôi tình theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay ngô cuối của người thiếu nữ, quay mãi, quay mãi và đến khi cô ấy phải dừng lại thì lò than đã rực hồng, nó dịch lên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp. Thứ ánh sáng tỏa ra từ phía lò than kia không chỉ là thứ ánh sáng thắp lên trong đêm tối tăm, mịt mù mà còn là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng mà Bác vẫn luôn luôn tin tưởng và gửi gắm. Đọc thơ Bác, buồn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và hy vọng có lẽ là vì vậy.Hai câu thơ đầu là cảnh buồn, cảnh chiều muộn với hình ảnh cánh chim và con người đều mỏi mệt trước giờ khách tàn lụi nhưng hai câu thơ sau lại là một niềm vui, một niềm tin háo hức, mong chờ qua hình ảnh đúng lửa hồng. Chỉ một hình ảnh nhỏ nhưng lại có thể cân chỉnh cả bài thơ, khiến cho bài thơ sáng rực lên sự ấm áp. Sự sống, ánh sáng và niềm vui của con người được hiện lên ở trung tâm của bức tranh được nhà thơ vẽ ra đã tỏa sáng, xua tan cái cô quạnh, cái mệt mỏi của cảnh chiều nơi núi rừng.Nguyễn Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Chân lý ấy khá ứng với hai câu thơ đầu tiên. Nhưng ở hai câu thơ này, ta phải nhấn mạnh rằng do cảnh buồn nên người cũng muốn buồn theo. Tuy vậy, ở hai câu thơ sau thì niềm vui đã quay trở lại. Sự hy vọng, niềm tin thông qua hình ảnh gọi lửa hồng đã khiến cho bài thơ trở nên vui tươi và rạo rực hơn hẳn…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
2
+4đ tặng

bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc.  Khi nhắc đến Người, chúng ta ắt sẽ kính cẩn nghiêng đầu bằng một tấm lòng kính yêu và sự biết ơn vô hạn đối với những hy sinh lớn lao của Bác để đổi lấy sự tự do cho Tổ Quốc. Trong những năm tháng chiến tranh, Bác đã phải trải qua biết bao nhiêu gian khó, hiểm nguy, phải ngồi hết nhà tù này đến nhà tù khác. Suốt quãng thời gian ngồi tù, Bác đã sáng tác nên tập thơ “Nhật kí trong tù” nổi tiếng. “Chiều tối” là một bài nằm trong tập thơ ấy, thể hiện tinh thần lạc quan và khát khao chiến thắng kẻ thù của Bác giữa cuộc sống ngục tù đầy hiểm nguy.

Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Nó không được viết trên những tờ giấy trắng tinh, phẳng phiu đặt trên mặt bàn mà được sáng tác giữa đường Bác bị giải từ nhà từ nhà lao Tĩnh Tây đén nhà lao Thiên Bảo.

 

 

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Chiều tối là quãng thời gian cho sự trở về sau một ngày làm việc và lao động vất vả. Khoảng thời gian đố con người sẽ tìm về gia đình, để xum vầy, đoàn tụ và cùng nhau thưởng thức bữa cơm tối ấm áp, quay quần. Thế nhưng, buổi chiều, ánh nắng đã yếu ớt và chuẩn bị tắt hẳn, không gian trở nên dịu nhự hơn. Nó lại gợi lên cho ta một cảm giác xốn xang và cô đơn hơn bao giờ hết. Khi mà mọi thứ đang vội vã trở về, Bác cảm thấy hiu quạnh khi mình không có nơi để về, không có ai chờ đợi, ngóng trông. Cái không khí của buổi chiều tà thật buồn man mác. Ánh nắng chói chang bắt đầu lắng dần. Mặt trời dần dần chìm sâu vào dãy núi. Mặt trăng chuẩn bị lấp ló sau rặng tre đầu làng. Một khung cảnh nên thơ nhưng lại thấm đượm cảm giác cô đơn khó từ nào có thể diễn tả. Trên không trung, từng đàn chim nối đuôi nhau tìm về “chốn ngủ”. Sau một ngày miệt mài sải đôi cánh, tất cả đều đã mỏi, đã rụng rời và chúng cần được nghỉ ngơi. Từng cánh chim chao liệng trên bầu trời, dường như muốn gấp gáp nhưng lại không thể.  Từng đôi cánh toát lên sự mệt mỏi cũng giống như đôi chân Bác đã rã rời sau những ngày chuyển lao. Chỉ cố đám mấy, vẫn nhẹ nhàng nhàng trôi lơ đãng. Chúng khong vội vàng, không gấp gáp mà bình thản một cách lạ thường. Chúng cứ thững thờ lê từng bước chậm rãi. Áng mấy trắng nổi bật trên nền trời vàng vọt, rang mỡ gà tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng đẹp đẽ. Đám mây cô đơn trôi nhẹ chẳng khác gì sự cô đơn của Bác. Bước đi chậm chạp của mây làm cho bầu khoogn khí càng trở nên nhẹ nhàng, tính lặng. Phải yêu thiên nhiên lắm Bác Hồ mới có thể quên đi cái gong cùm nặng ịch trên cổ, quên đi cái đớn đau của đôi chân để có thể đắm chìm vào với cảnh sắc thiên nhiên, tận hưởng nó một cacsg trọn vẹn trong tư thế ung dung, tự tại và đầy lạc quan.



 
9
4
Nguyễn Nguyễn
18/03/2021 22:03:53
+3đ tặng

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh là bài thơ thể hiện bức tranh hoàng hôn và bức tranh miêu tả người thiếu nữ lao động vô cùng tươi đẹp. Bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng bị bắt giam tại nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch khi bị áp giải chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác.

Bài thơ "Chiều tối" chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng lại miêu tả hai bức tranh hoàn toàn khác nhau. Đó là bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người hoàn toàn đối lập. Thông qua bài thơ ta thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn bị giam cầm, tù đày nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống của mình.

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."

Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã miêu tả bức tranh cảnh chiều tà, hoàng hôn vô cùng buồn bã, thể hiện sự vội vã của những cánh chim muốn tìm về tổ ấm của mình sau một ngày mệt mỏi tìm kiếm thức ăn, mưu sinh. Những cánh chim nhỏ nhoi đối lập với bầu trời bao la, mênh mông thể hiện sự cô đơn của cảnh vật, thể hiện một nỗi buồn man mác trĩu nặng trong lòng.

Trên bầu trời xanh bao la đó những chòm mây đủng đỉnh trôi vô định, đối lập với sự vội vã của những cánh chim mệt mỏi kia. Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hoang sơ, hiểm trở, của vùng sơn cước vô cùng đẹp nên thơ lãng mạn, có chim, có mây, nhưng lại gợi lên một chút buồn khiến tâm trạng của người đọc cảm thấy cô liêu.

Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã tinh tế khi sử dụng bút pháp cổ điển vô cùng điêu luyện, lấy cánh chim làm biểu tượng cho cảnh chiều tà, hoàng hôn. Và lấy cảnh hoàng hôn thể hiện cho nỗi buồn trong lòng của mình. Bởi con người khi nhìn thấy cảnh hoàng hôn luôn gợi lên một nỗi buồn nhè nhẹ trước cảnh ngày sắp tàn, ánh nắng biến mất dần và màn đêm bao phủ gợi lên sự cô liêu. Trong hoàn cảnh của tác giả Hồ Chí Minh lúc này thì khó lòng người có thể vui được bởi người đang chịu cảnh mất tự do, chân tay bị gông cùm, xiềng xích, bị áp giải đi đường cả một ngày trời mệt mỏi. Trong trái tim của tác giả còn nặng chứa những nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai một nỗi buồn mỗi khi nghĩ tới quê hương đất nước, khi quê hương còn đang chịu khiếp thuộc địa làm nô lệ lầm than.

Thiên nhiên và con người lúc này như có sự đồng cảm bởi thiên nhiên, cánh chim, chòm mây đều thể hiện một nỗi buồn sau một ngày dài mệt mỏi. Con người mất tự do không biết mình sẽ bị áp giải tới đâu và về đâu. Sự mệt mỏi về tinh thần và thể xác của một người tù.

Trong tâm trạng của tác giả còn thể hiện nỗi buồn vì phải rời xa quê hương tổ quốc thân yêu của mình. Trước cảnh đẹp của núi rừng sơn cước những người vẫn không thể nào vui vẻ thư giãn được. Tuy nhiên trong hai câu thơ tiếp theo, không gian bức tranh phong cảnh:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

Hai câu thơ tiếp theo này thể hiện bút pháp "nhãn tự" của tác giả Hồ Chí Minh, khi nhà thơ dùng từ "hồng" để làm "nhãn tự" cho mình. Một hình ảnh cô thiếu nữ lao động miệt mài tới khi trời tối khuya những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt cô thể hiện một nét đẹp giản dị nhưng thu hút lòng người về người con gái chăm chỉ làm việc.

Cô gái xay ngô bên lò than hồng quên cả trời tối thể hiện một bức tranh vô cùng sinh động, tươi đẹp của cuộc sống gia đình ấm cúng, hạnh phúc, no đủ yên vui. Bức tranh đời sống này làm cho bài thơ trở nên sống động, mang màu sắc tươi vui rung động lòng người. Một bức tranh sinh hoạt ấm áp.

Hình ảnh lò lửa hồng chính là một hình ảnh trung tâm, là nhãn tự của bài thơ làm cho cô gái trở nên rõ ràng tươi nét hơn. Lò lửa hồng cũng sưởi ấm cả bài thơ với những nét vẽ trầm buồn trước đó, làm nên sự bứt phá mới trong thơ của Hồ Chí Minh. Lò lửa hồng đỏ rực bên cạnh một cô thôn nữ đang chăm chỉ làm việc, lao động nhiệt tình hăng say làm cho bài thơ trở nên nổi bật trẻ trung hơn, nhiều sức sống hơn. Đồng thời qua đây thể hiện sự lạc quan của tác giả Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng tác giả vẫn nhìn cuộc sống vô cùng tươi trẻ đầy tinh thần lạc quan vào tương lai.

Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh chính là một bài thơ kết hợp tài tình giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại, giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ đã xây dựng hai bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng tươi đẹp hoàn toàn đối lập nhưng lại tương trợ lẫn nhau. Thông qua bài thơ ta thêm ngưỡng mộ tác giả bởi người có tinh thần vô cùng lạc quan, có một trái tim giàu cảm xúc với thiên nhiên và cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư