Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo, nhưng khi sử dụng thường xuyên ần kiểm tra nồng độ clo dư trong nước

khử trùng nước sinh hoạt bằng clo nhưng khi sử dụng thường xuyên ần kiểm tra nồng độ clo dư trong nước .cách kiểm tra dùng ki và hồ tinh bột . mô tả cách làm nêu hiện tượng và viết pthh nếu có

1 trả lời
Hỏi chi tiết
431
1
5
Thiên sơn tuyết liên
19/03/2021 23:48:19
+5đ tặng

Clo dư trong nước nồng độ bao nhiêu là an toàn?

Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ Clo dư trong nước đối với nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi mà bạn đọc có thể tham khảo:

Đối với nước ăn uống – sinh hoạt

Chất clo dư trong nguồn nước sinh hoạt là dạng clo có sẵn, hóa chất được thêm vào nước nhằm khử trùng và vô hiệu hóa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước. Theo quy định OCVN01:2009/BYT thì hàm lượng clo dư được phép trong nước sinh hoạt ăn uống là 0,3 – 0,5 ppm. Nhưng trên thực tế thì hàm lượng Clo ở trong nước máy tại Việt Nam thường cao hơn mức quy định khá nhiều.

Đối với nước bể bơi

Clo dư trong nguồn nước hồ bơi được hiểu là lượng clo sẵn có để khử trùng, xử lý nước bể. Đồng thời chất này dùng để oxi các loại chất hữu cơ, loại bỏ rong rêu, cần bằng pH, tiêu diệt tảo, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại,…Hàm lượng clo dư đạt chuẩn trong nguồn nước bể bơi là 1-3 ppm.

 

 

 

Phân biệt Clo dư – Clo tổng và Clo kết hợp

Khi cho hóa chất clo vào nước, chúng sẽ phản ứng với chất hữu cơ và kim loại có trong nước. Tiếp theo là ức chế, tiêu diệt vi sinh vật, virut, vi khuẩn gây bệnh.

– Lượng Clo vừa đủ để phản ứng hết với các vật liệu hữu cơ, kim loại và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn là Clo nhu cầu.

– Clo kết hợp là lượng clo đã phản ứng với các vật liệu hữu cơ, kim loại và các phân tử hữu cơ chứa amoniac để tạo thành các chất khử trùng yếu hoặc không có sẵn để khử trùng.

– Clo tổng là lượng clo cần thiết để đáp ứng nhu cầu và thêm một lượng Clo dư để ngăn chặn sử tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình lưu trữ trước khi sử dụng đối với nước sinh hoạt và khử trùng để xử lý nước đối với bể bơi.

Công thức tính:

Clo tổng = Clo kết hợp + Clo dư.

Ví dụ: Nếu sử dụng nước sạch hoàn toàn không có chất gây ô nhiễm, clo nhu cầu sẽ bằng 0 vì sẽ không có vật liệu vô cơ hoặc hữu cơ, không có clo kết hợp. Do đó nồng độ clo tư do sẽ bằng nồng độ clo ban đầu được thêm vào.

Trong các vùng nước tự nhiên đặc biệt là nguồn nước mặt như ao, hồ vật liệu hữu cơ sẽ tạo ra liên tục và lượng clo nhu cầu sẽ kết hợp với các hợp chất vô cơ như nitrat, đây được gọi là lượng clo kết hợp. Do đó nồng độ clo dư = Clo tổng số – clo kết hợp.

Tác hại của Clo dư trong nước đối với sức khỏe

Clo là hóa chất không thể thiếu trong quá trình xử lý nước sạch. Ở trên đã phân tích đây là chất có tính độc cao. Vì vậy việc sử dụng nước uống có chất này tồn đọng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng Clo cao hơn mức tiểu chuẩn là >0,5mg/l sẽ gây độc cho người sử dụng

Trong nước khi có lượng clo dư bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nước có mùi khó chịu và vị khó uống. Đây là chất oxi hóa mạnh nên Clo có thể gây ra nhiều trường hợp có các triệu chứng khác nhau. Dựa theo hàm lượng clo trong nước uống và thời gian sử dụng, cơ địa của từng người sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu cơ thể người dùng sẽ gặp phải như khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt,….Nghiêm trọng hơn khi sử dụng nước chứa clo vượt mức cho phép sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.

 

 

 

Vì vậy, bạn đọc cần hết sức chú ý đến nồng độ Clo dư trong nước sinh hoạt và nước bể bơi. Nếu thấy nước có mùi khó chịu cần kiểm tra ngay nồng độ có vượt mức cho phép không bằng các cách dưới đây

Cách đo Clo dư trong nước

Tương tự như nồng độ pH trong nước, thì không thua kém hàm lượng clo là chỉ số rất quan trọng. Nó dùng để đánh giá mức độ chất lượng nước sinh hoạt, hồ bơi xem có đạt chuẩn không, an toàn sức khỏe người dùng không. Do vậy, việc thực hiện đo lường thường xuyên, định kỳ rất cần thiết cho các nhà máy, gia đình có bể bơi.

– Chỉ số clo dư tiêu chuẩn:

● Nước bể bơi: 0,6 – 1,5mg/l

● Nước sinh hoạt ăn uống: 0,3 – 0,5mg/l.

– Nếu hàm lượng clo vượt ngưỡng cho phép:

+ Chỉ số thấp hơn mức cho phép: Khi đó nước không có khả năng khử trùng cao, thấp hơn 1ppm. Đây là cơ hội lý tưởng cho rong, rêu, vi khuẩn gây bệnh phát triển.

+ Chi sổ cao hơn mức cho phép: >0.5mg/l đối với nước sinh hoạt và >1.5mg/l đối với nước bể bơi là nguyên nhân của chứng ngộ độc clo. Thậm chí gây kích ứng mắt, da, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Hướng dẫn cách đo Clo dư trong nước bằng bộ test thử nước hồ bơi

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Bộ test nước bể bơi

– Lọ dung dịch thử oto

Bước 2: Lấy mẫu

Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu nước ngay tại bể bơi hoặc trong nước sinh hoạt nhà mình cho vào ống nghiệm để kiểm tra hàm lượng Clo dư. Lưu ý đối với bể bơi thì nên lấy mẫu nước ở độ sâu khoảng 60cm so với mặt nước, điều này giúp thông số khi đo có độ chính xác cao.

Bước 3: Nhỏ dung dịch thử

Sau khi kỹ thuật viên cho mẫu nước vào ống nghiệm. Hãy tiến hành nhỏ 1-2 giọt dung dịch oto vào. Đậy nắp ống nghiệm, lắc nhẹ để hỗ hợp hòa tan với nhau.

Bước 4: So sánh

Đợi 3-5 phút, kỹ thuật viên sẽ thấy được màu nước thay đổi. Tiếp theo đem so sánh thang đo bảng màu bên cho ra kết quản. Lưu ý hãy so sánh nấc thang màu 0,6 – 1,5 và Br 1,3 – 3,4.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư