Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về 1 danh nhân lịch sử ở Ninh Bình

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.035
2
0
Nguyễn Nguyễn
23/03/2021 11:50:56
+5đ tặng
a) Mở bài
Giới thiệu chung một cách khái quát về đối tượng cần thuyết minh.
Có nhiều cách giới thiệu: Có thể nêu nhận xét khái quát, nêu một ấn tượng đặc biệt sâu sắc, dẫn một câu nói của danh nhân, một đoạn thơ, một câu thơ nói về đối tượng đó.
b) Thân bài
Giới thiệu sâu, tỉ mỉ, chi tiết, những nét đặc trưng của đối tượng.
Nếu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thì có thể đề cập các ý:
– Vị trí địa lí.
– Những cảnh quan đặc sắc của đốì tượng.
– Cách thưởng ngoạn đối tượng.
Nếu giới thiệu thuyết minh về một phong tục tập quán thì có thể lần lượt nói rõ về lịch sử hình thành, những biểu hiện của nó, cũng như thái độ và tình cảm của con người đối với phong tục tập quán đó.
Nếu đối tượng cần giới thiệu, thuyết minh là một danh nhân văn hóa thì có thể lần lượt giới thiệu hoàn cảnh, xã hội, thân thế và sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó. Tất nhiên là phần thân thế và sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
c) Kết bài
Trở lại đề tài bài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.

NGUYÊN CÔNG TRỨ (Giới thiệu một danh nhân)
(19/12/1778 – 7/12/1859). Nhà thơ Việt Nam; tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn; sinh ngày 1 tháng 11 năm Mậu Tuất. Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, trung thần thời Lê mạt, trước dạy học, sau thăng Tri huyện, rồi Tri phủ. Khi Tây Sơn nổi lên lật đổ triều đình Lê – Trịnh, Nguyễn Công Tấn mộ quân chống lại. Không thành, ông trở về quê mở trường dạy học. Nguyễn Công Trứ lúc nhỏ sống nghèo túng, nhưng vẫn hăm hở đi học, đi thi. Sau nhiều lần trượt lên trượt xuống, 41 tuổi ông mới đậu giải nguyên kì thi Hương (1819) và được bổ làm quan. Đầu tiên ông làm Hành tẩu ở Quốc sử quán, sau đó làm Tri huyện Đường Hào, Hải Dương, làm Tư nghiệp Quốc tử giám, rồi làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên… Năm 1828, được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Ông đã hướng dẫn nông dân khai phá được một vùng đất đai rộng lớn ven bờ biển Thái Bình và Ninh Bình, lập nên hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn. Ngoài ra, ông còn chỉ huy việc khai khẩn vùng đất hoang ven biển hai tỉnh Quảng Yên, Hải Dương. Nhân dân ở các vùng này rất biết ơn ông, có nơi lập sinh từ để thờ ông ngay lúc ông còn sống. Nói chung, Nguyễn Công Trứ làm việc gì cũng hết sức tận tụy, thế nhưng trong 28 năm làm quan, ông vẫn bị giáng chức và cách chức đến năm lần. Lần bị nặng nhất là năm 1843, bị cách chức, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quáng Ngãi. Nhưng vài năm sau lại được phục chức, làm Chủ sự Bộ hình, rồi làm quyền Án sát Quảng Ngãi, sau đó đổi ra làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, và năm 1847, được thăng Phủ doãn phủ ấy. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ 70 tuổi, được về hưu, sống ở Nghi Xuân, ngót 10 năm trời. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, tuy đã 80 tuổi, ông vẫn tha thiết xin được tòng quân đánh giặc. Nhưng tuổi già, sức yếu, ông không đi được, và ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ, ông từ trần.
Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều, tương truyền có đến trên dưới một nghìn bài thơ, hầu hết bằng chữ Nôm, nhưng phần lớn bị thất lạc. Hiện còn khoảng trên 150 bài. Thể tài nhiều nhất là hát nói và thơ Đường luật. Những sáng tác của ông trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của tầng lớp trí thức lớp dưới hăm hở đi học, đi thi để làm quan. Ông đặc biệt ca ngợi con người hành động, con người trung hiếu, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo, đả kích Phật giáo, Đạo giáo và tràn đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng. Nhưng càng về sau, tinh thần lạc quan càng giảm sút. Do quá trình tham gia hoạt động xã hội, Nguyễn Công Trứ nhận thức ra được triều đại mà ông tôn thờ không phải tốt đẹp như ông tưởng và những thiện chí của ông không phải dễ thực hiện. Nguyễn Công Trứ muốn phục vụ nhà Nguyễn thì chính nhà Nguyễn nghi ngờ ông. Nguyễn Công Trứ muốn làm quan thanh liêm thì có lần triều đình đã bắt tội, hạch sách ông. Nguyễn Công Trứ muốn cải cách xã hội thì phần lớn đề nghị của ông bị bác bỏ… Gia đình ông lại luôn luôn sống trong cảnh nghèo túng. Chính bối cảnh ấy đã làm cho Nguyễn Công Trứ dần dần chuyển hướng sáng tác: Ông từ bỏ dần những đề tài có tính chất ca ngợi, khẳng định, đế viết về những đề tài có màu sắc tố cáo, đả kích xã hội. Hàng loạt bài thơ về thế thái nhân tình của ông ra đời. Nhà thơ vạch trần thói đạo đức giả của bọn nhà giàu có (Thế tình đối với người nghèo); thông cảm với cảnh ngộ của những người nghèo khổ (Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo…); tố cáo gay gắt tác dụng tai hại của đồng tiền (Vịnh nhân tình thế thái, Vịnh đồng tiền). Câu thơ tố cáo, đả kích của Nguyễn Công Trứ không có những hình ảnh, những chi tiết cụ thể, sinh động, nhưng do chỗ thấm đượm cảm xúc sâu sắc, nên vẫn có sức lay động mạnh. Tuy nhiên, trước sau Nguyễn Công Trứ vẫn không thoát khỏi được ý thức hệ Nho giáo là ý thức hệ thống trị của xã hội, cho nên ông không có quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Do đó mà về sau, khi thấy sự phê phán của mình không đem lại kết quả, hoạt động của mình thất bại, ông tỏ ra chán chường, và sáng tác những bài thơ có tính chất hưởng lạc, thoát li. Ông thường hay triết lí cuộc đời là vô nghĩa, tạm bợ, không ai sống trăm tuổi, nên phải ăn chơi để bù đắp lại:
Nhân, sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương
(Ở đời không hành lạc thì sống nghìn năm cũng như đứa chết yểu) (Đánh thức người đời). Điều đáng trách ở đây là thái độ thiếu tôn trọng của Nguyễn Công Trứ đối với phụ nữ.
Về nghệ thuật, Nguyễn Công Trứ là một cây bút thơ Nôm đặc sắc, nhưng ông thành công nhất là trong những bài thơ viết bằng thể hát nói. Hát nói vốn là thế bài hát, được lưu hành trong các hành viện, các nhà hát ả Đào. Nguyễn Công Trứ là một trong những người đầu tiên nâng lên thành một thể thơ hoàn chỉnh, không phải chi để nói chuyện ăn chơi, mà nói về mọi sinh hoạt, mọi cảm nghĩ của nhà thơ trước cuộc sống. Thế hát nói trong các bài thơ của Nguyễn Công Trứ khi thì hào hùng, sôi nổi, khi thì du dương, êm ái. Với thể thơ hát nói, Nguyễn Công Trứ, cũng như Cao Bá Quát, đã chuẩn bị một bước đổi mới về sau cho thi ca tiếng Việt.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nguyễn Huy Mạnh
23/03/2021 11:51:47
+4đ tặng

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính yêu của dân tộc. Bác không chỉ là người có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa của thế giới. Cuộc đời của Người là tình thương bao la và những cống hiến hi sinh cao cả cho nước, cho dân. Người là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam.

Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1969, quê hương là Nghệ An với những truyền thống tốt đẹp. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước nên từ nhỏ đã mang trong mình tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng. Cuộc đời của Người là những năm tháng sống trọn vẹn cho đất nước, cho nhân dân.

Trong những năm cuối thế kỷ 18 đầu 19, thực dân Pháp xâm lược nước ta, lấy cớ khai hóa văn minh, chúng đẩy nhân dân ta vào lầm than và khốn khổ cùng cực. Dưới tình hình đó, nhiều phong trào khởi nghĩa đã nổi lên nhưng nhanh chóng bị đàn áp. Những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thậm chí đã ra đi tìm đường cứu nước nhiều lần nhưng đều thất bại.

Trước sự bế tắc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy là người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người ra đi với hai bàn tay trắng vào năm 1911, lên một con tàu Pháp và bôn ba khắp nơi. Người đến những nước Châu Âu, đến Mỹ, Pháp và Nga, chứng kiến cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và trong suốt nhiều năm đó, Người đã đến nước Nga, thấy được sự thành công của cách mạng tháng 10 Nga. Khi đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và tìm ra con đường cứu nước, đó là con đường cách mạng vô sản.

Sau đó, Người về nước, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào nước. Năm 1930, Người đứng ra sáp nhập ba tổ chức Đảng đang tồn tại trong nước lúc bấy giờ là An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, lấy lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.

Từ đó, đi theo con đường Cách mạng vô sản, Người lãnh đạo nhân dân ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt, Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 2/09/1945 tới chiến thắng thực dân Pháp năm 1954, thống nhất hai miền Nam - Bắc mùa xuân năm 1975 tất cả đều có tâm huyết, công lao của vị lãnh tụ vĩ đại chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1969, Người ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc và bạn bè quốc tế. Hồ Chí Minh được trao tặng danh nhân văn hóa thế giới bởi những cống hiến cao quý của mình. Thuở sinh thời, Người luôn dành tình yêu thương cho tất cả mọi người. Người yêu thương tất cả chỉ quên mình. Không những thế, Người còn là tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị, thanh bạch.

Trong cuộc sống thường ngày, Người luôn giản dị từ trang phục đến bữa ăn. Là lãnh tụ của một nước, nhưng Người chưa bao giờ đòi hỏi cao lương, mĩ vị. Đồ ăn trên bàn của Người thanh đạm và đơn sơ như của bao người dân trên cả nước. Quần áo của Người chỉ là bộ quần áo kaki, có khi còn sờn cũ. Năm 1945, hàng triệu đồng bào ta chết đói, Người đã chủ động nhịn ăn để góp vào hũ gạo cứu đói, cứu sống bao đồng bào trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc khi ấy.

Những câu chuyện về Người đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Sự hi sinh của Người biết bao thế hệ sau này cũng nhớ mãi không quên. Hồ Chí Minh chính là vị lãnh tụ vĩ đại, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân cho nước. Để rồi, ngày Người ra đi, "đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa". Và đến hôm nay, chúng ta vẫn mãi tự hào:

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×