Có một bài học mà người ta luôn luôn phải gi nhớ, đó là bài học về cách đánh giá, nhìn nhận một con người. Khi đánh giá về một ai đó, chúng ta không nên chỉ nhìn vào những lầm lỗi của họ mà cần phải suy xét một cách thấu đáo để có cái nhìn đúng nhất về họ. Trong câu chuyện " Tờ giấy trắng ", thày giáo đã ddauw ra một bài học vô cùng sâu sắc cho học sinh về diều này : " Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thày mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng xanh ta có thể viết lên đó những điều có ích ". Theo như lời thày giáo thì “vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người.Còn “Tờ giấy trắng” thì tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người.Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vì có một dấu chấm đen nhỏ đã đem lại bài học sâu sắc cho chúng ta về cách đánh giá và nhìn nhận một con người.Đó là cái nhìn toàn diện, nhiều chiều và cái nhìn bao dung đối với những sai lầm của người khác. Như chúng ta đã biết thì con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. Vì thế, khi nhìn nhận đánh giá một con người phải nhìn nhận ở nhiều phương diện: bề nổi, bề sâu, nhất là những mặt tốt mang tính căn bản. Cùng với đó, ta phải nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung.Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tình thương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thức tỉnh, giác ngộ ra nhiều điều. Dù vậy nhưng đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Trước cái ác, cái xấu cần có thái độ đấu tranh nghiêm túc, triệt để.Tóm lại, câu chuyện ngắn gọn nhưng đã đem đến cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá về con người và cuộc đời bằng đôi mắt của tình thương, bao dung. Và lời dạy của thày giáo chính là chân lí để con người nhìn vào và tự điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.