Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao không nên nhịn tiểu?

Vì sao không nên nhịn tiểu?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
766
4
1
Hiển
26/04/2021 20:33:06
+5đ tặng
Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
26/04/2021 20:34:42
+4đ tặng

Khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận. Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. Nhịn tiểu đã vô tình tạo ra sự bất thường trong bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng cho phép dễ tạo thành sự mất cân bằng và dẫn tới sỏi thận.

Ngoài ra, nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý sau đây:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: không thể không nhắc đến nhiễm khuẩn khi nhịn tiểu lâu chính là tác nhân tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm tiểu đục, tiểu máu, tiểu buốt hoặc hay buồn tiểu, kèm với đó là triệu chứng của nhiễm trùng lên toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi. Kháng sinh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này với kháng sinh uống cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và kháng sinh tiêm tĩnh mạch với nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Viêm bàng quang kẽ: việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng

Suy thận: Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu, ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím, phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút. Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc.

Nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể đặc biệt là đối với hệ tiết niệu, chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Khi đã có các dấu hiệu ban đầu liên quan tới tiết niệu thì cần được thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×