Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khác - Đại học
18/06/2021 16:07:06

Hệ thống Mường của dân tộc Thái? 

Cho em hỏi : Hệ thống Mường của dân tộc Thái? 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
322
0
1
đời là gì
18/06/2021 16:10:14
+5đ tặng
Người Thái tên tự gọi là Côn Tay Tãy/Tay/Tày/Thay tùy thuộc vào cách phát âm địa phương. Các nhóm, ngành lớn của người Thái tại Việt Nam bao gồm: Tay Đón (Thái Trắng), Tay Đăm (Thái Đen), Tay Đèng (Thái Đỏ) và các nhóm khác. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là hậu duệ những người Thái đã di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ngọc Hiển
18/06/2021 16:10:48
+4đ tặng
Người Thái Mường Lò phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống trước hết để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình sau đó dùng để trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. Đến nay, tại vùng Mường Lò, nghề dệt thổ cẩm, thêu may quần áo thổ cẩm, chăn đệm, gối bông lau và các đồ dùng gia dụng khác phát triển khá mạnh. Các nghề thủ công truyền thống khác như đan lát, rèn đúc, mộc cũng được phát triển nhanh, các sản phẩm của đồng bào tự làm ra có giá trị khá cao cả về thẩm mỹ, văn hóa và giá trị sử dụng.
1
1
Nguyễn Tanh
18/06/2021 16:18:48
+3đ tặng
Từ những năm 1960 của thế kỷ XX trở về trước, mỗi khi mùa hoa ban nở rộ, khắp bản mường của dân tộc Thái ở Tây Bắc lại rộn ràng Lễ “Xên bản”, “Xên mường”. Đây là lễ hội đông vui nhất trong năm của dân tộc Thái trước đây. Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong gần nửa thế kỷ phong tục “Xên bản”, “Xên mường” tạm lắng xuống cùng nhiều lễ hội khác, thâm chí có phần mai một đi. Sau ngày đất nước đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống ở Tây Bắc không những được phục hồi mà còn mở rộng, phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi đáng mừng đó còn có những vấn đề rất đáng quan tâm.

Mục đích của lễ “xên bản, xên mường” là để cầu cho người dân mạnh khỏe, cho đồng lúa tốt tươi, nặng bông trĩu hạt, cho gia súc phát triển và cầu cho bản mường yên vui. Lễ “xên mường” được tổ chức lớn hơn “xên bản” vì được tổ chức trong phạm vi rộng toàn châu (huyện) và mỗi châu mường lại tổ chức lễ “xên mường” riêng.
 Trong lễ “xên mường” người Thái cúng các vị thủ lĩnh từng cai quan đất châu (huyện) mình khi xưa, tưởng nhớ những người có công khái phá, lập nên châu mường ấy của người Thái. Nhân dịp này người dân cầu phúc cho người đứng đầu châu mường của mình, “ông mo, bà một” cầu khấn cho dân khắp châu mường được bình an, sống ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra đối tượng cúng lễ, cầu khấn còn là “nang han” (nữ thần tượng trưng cho ý chí bất khuất của người Thái) và ma trời, ma đất, ma sông, ma núi... Nơi tổ chức cúng tế là “đông khắm” - nơi rừng thiêng được bảo vệ có nhiều cây cổ thụ ở đầu bản; hoặc nhà thờ của dòng họ quý tộc đứng đầu, nơi các vị thần, ma, vua thuồng luồng trú ngụ. Thông thường mỗi châu mường đều có một “noong luông” (ao lớn, ao rồng) ở trung tâm châu mường là nơi hội tụ khí thiêng, nơi trú ngụ cho các vị thần, ma và vua thuồng luồng.

Lễ vật “xên” phụ thuộc vào mùa màng và khả năng của dân chúng, do những người đứng đầu bản, mường và các trưởng lão định đoạt làm lớn hay nhỏ mà phân bổ cho dân đóng góp. Thông lệ, “xên bản” sẽ mổ một con lợn, “xên mường” mổ từ 1-3 trâu, 3-5 lợn (chưa kể gà, cá), từ 1-5 vò rượu cần, 30-50 lít rượu cất và 200 – 500 ký gạo, 2 đôi vòng bạc, 20 – 30 sải vải.
Lễ do người đứng đầu bản mường làm “chảu xửa” (chủ lễ), ông “mo”, bà “một” (thầy cúng) chủ trì nghi thức hành lễ. Khi “xên mường”, họ kiệu, rước ông “mo”, bà “một” đến nơi hành lễ, lập bàn thờ, xếp đặt lễ vật cúng tế và cầu khấn. Tế lễ xong, già làng và các vị chức sắc dọn mâm ăn uống, trò chuyện, vui hát múa tại chỗ và phát lệnh “kắm bản” (kiêng bản) một ngày, “kắm mường” (kiêng mường) ba ngày. Trong thời gian kiêng bản, kiêng mường, mọi người dân trong bản, trong mường không được động đất (giã gạo, đào cuốc, xới đất), không được động rừng (chặt cây, đốn gỗ, kiếm củi, vào rừng săn bắn, đặt bẫy), không được động nước (chài lưới bắt cá ở sông, suối), không động mường, động bản (kêu trời, la hét, chửi rủa, cãi cọ, đánh nhau). Mọi người, mọi nhà cùng nhau nghỉ ngơi để tham gia hội hè, múa hát.
Sau lễ “xên mường” người ta tổ chức các trò chơi, văn hóa, văn nghệ dân gian như: Tó tếch (đẩy gậy), chặc bai (kéo co), tó mak sáng (chọi cù), tó káy (chọi gà), tó lẹ (chọi hột le), hắp mu sưa (bẫy hổ, lợn), mã khum (chơi bóng lỗ), khí chọ chẹ (đi cà kheo), kỏn giuống (tung còn vòng), xe kôống (xòe theo nhịp trống), xe vóong (xòe tập thể), xe đôi (xòe đôi, 2 người), xe ống eeng (xòe đơn, một người), bén nả (bắn nỏ), én mạ (đua ngựa), khắp báo xao (hát đối đáp trai gái)... xen với tiếng trống chiêng, đủ loại khèn, sáo (tính pảu, pí pặp, pí lè, khèn bè...) là sự reo hò náo nhiệt của mọi lứa tuổi tham gia vui chơi, tưng bừng trong những bộ trang phục mới thơm mùi chàm duyên dáng của dân tộc. Kết thúc “xên bản, xên mường” sau 1-3 ngày vui chơi của nhân dân địa phương là những màn té nước ban phúc, cầu may cho nhau (tiếng Thái là “Hót nặm, vịt nặm au bun”) ướt đẫm và vui nhộn của mọi người.
Trong xã hội cũ nhiều bất công, tục “xên bản, xên mường” của đồng bào nhiều khi bị tầng lớp thống trị lợi dụng để chiếm đoạt, vơ vét thóc gạo, rượu thịt của dân và củng cố địa vị xã hội, uy quyền của họ. Vì thế, sau ngày giải phóng, phong tục “xên bản, xên mường” chưa được đánh giá đúng mức, bị cho là tốn kém, mê tín, dị đoan, nhảm nhí cần được loại bỏ. Năm 1957, sau khi bắt đầu cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, Hội đồng Nhân dân khu tự trị Thái - Mèo đã biểu quyết bỏ tục “xên bản, xên mường”. Từ đấy, tục “xên mường” của đồng bào chỉ còn trong quá khứ, tục “xên bản” tuy được duy trì ở một vài nơi, nhưng cũng dần mai một, mức độ cúng tế, lễ vật, các trò vui chơi, hội hè có giản lược đi nhiều so với trước.
Trong những năm gần đây lễ “xên bản, xên mường” được lồng ghép vào sự tích Nàng Ban, một câu chuyện về tình yêu đôi lứa với tên mới là Lễ hội Hoa Ban, được Thành phố Sơn La, Điện Biên và huyện Vân Hồ tổ chức định kỳ. Những hoạt động này đã góp phần phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa, bản sắc của dân tộc Thái, đồng thời tăng tính cố kết cộng đồng giữa các dân tộc ở địa phương. Bên cạnh những những giá trị đó vẫn còn một số vấn đề rất đáng quan tâm.
Trong đời sống xã hội hiện nay, lễ hội là nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của cộng đồng các dân tộc. Để lễ hội Hoa Ban thực sự trở thành nơi tâm linh, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân cần nghiên cứu gắn lễ hội với việc thờ cúng những nhân vật có công xây dựng bản mường ở Tây Bắc xưa, tiêu biểu như: Lạng Chượng (người dẫn đầu người Thái lên dựng bản lập mường ở miền Tây Bắc), Lò Lẹt - Ngũ Háu (người có công xây dựng Mường Muổi, Thuận Châu ngày nay thành trung tâm của người Thái ở Tây Bắc), Ta Ngần (người có công xây dựng vùng Tây Bắc trở thành “phên dậu” của triều đình trung ương), Bun Phanh (người có công đánh đuổi giặc Phẻ, giặc Giẳng từ phương Bắc vào tàn phá vùng Tây Bắc), Bun Hoan (người Mường La người có công đánh đuổi giặc cờ vàng ra khỏi vùng Tây Bắc)… Việc tổ chức lễ hội gắn với những nhân vật lịch sử như vậy còn góp phần vào việc giáo dục truyền thống, làm cho mọi người vừa giữ gìn được những di sản văn hóa truyền thống, vừa tăng thêm lòng tự hào và lòng yêu quê hương, đất mước mình. Hơn nữa việc phục hồi và phát triển các truyền thống tốt đẹp đó của lễ hội còn có ý nghĩa góp phần ổn định nông thôn và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nông thôn nói riêng và xã hội nói chung.
Trước kia, nơi tổ chức lễ hội thường gắn liền với những nơi quen thuộc trong cuộc sống bản mường như khu rừng, gốc cây, bến nước, hồ, nhà thờ… tất cả những địa điểm đó đều là không gian linh thiêng của lễ hội. Những nơi đó là nơi trú ngụ cho linh hồn của những vị thủ lĩnh, người có công khai bản lập mường, nên những gì quý nhất, đẹp nhất, hay nhất đều tập trung về đây, khiến các không gian đó càng linh thiêng, trang trọng hơn. Vì thế việc khôi phục lễ hội ở các địa phương còn có ý nghĩa lớn trong việc giữ gìn, cải tạo môi sinh như rừng, nguồn nước, ao, hồ… Mặt khác điều này cũng yêu cầu chúng ta cần chú ý tôn tạo các di tích gắn với các truyền thuyết, lịch sử của dân tộc Thái, như các hồ lớn ở các trung tâm huyện, gò núi, văn bia…, xây dựng nơi thờ phụng những nhân vật có công trong lịch sử Sơn La để tiếp sức cho lễ hội phát triển.
Lễ “xên bản, xên mường” là một phong tục cổ truyền, thiêng liêng, đẹp đẽ không thua kém các lễ hội tế thành hoàng làng ở miền xuôi. Do đó cần nghiên cứu xây dựng các công trình mang tính tâm linh của cộng đồng dân tộc Thái ở các huyện gắn với tên tuổi các vị thủ lĩnh Thái có công xây dựng bản mường. Như ở trung tâm huyện Thuận Châu cần cải tạo lại cảnh quan của hồ “nong luông” và có nơi thờ cúng các vị thủ lĩnh Thái gắn với tên tuổi của Lò Lẹt, Ta Ngần... Ở khu vực Hồ Bản Cá, TP Sơn La cần tôn tạo lại cảnh quan của khu vực này trở thành điểm di tích tâm linh thờ Bun Pành, Bun Phanh… Hay ở bản Ban, Chiềng Mai, Mai Sơn có thể định hướng, hỗ trợ cho người dân xây dựng nhà cửa theo mô hình bản mường của người Thái xưa, gắn với các di tích đã có ở đây như hồ nước, bia đá, hang động … để làm nơi tổ chức lễ hội và phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, khám phá hang động …Việc xây dựng một số trung tâm hoạt động văn hóa tinh thần gắn với lịch sử của từng vùng, từng dân tộc không những phát huy được lòng tự hào của các dân tộc cũng như những di sản văn hóa của đồng bào, mà còn góp phần hạn chế những tác động và du nhập của các nền văn hóa, tôn giáo ngoại lai có hại cho sự phát triển của dân tộc.
Việc nghiên cứu, khôi phục lễ hội sao cho đúng với ý nghĩa thực tế cũng chính là đang thực hiện trách nhiệm với tương lai và hậu thế sau này. Để sao cho mỗi khi mùa xuân đến, hoa ban nở trắng rừng là lễ hội “Xên bản”, “Xên mường” Tây Bắc được mở, tiếng trống, tiếng chiêng, điệu xòe tập thể, tiếng đàn tính tẩu, lời ca cùng với những trò chơi dân tộc độc đáo, hấp dẫn và ý nghĩa… hòa chung với những lễ hội ngày xuân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, để cùng ngợi ca quê hương đất nước, tỏ lòng biết ơn các bậc cha ông xưa đã tạo dựng nên bản mường, làng xã ngày nay, để cho con cháu các thế hệ có được cuộc sống hạnh phúc hôm nay./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Khác mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo