Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể lại một câu truyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả

Câu1: Em hãy kể lại một câu truyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả.
câu2: trong vai nhân vật ông hai em hãy kể câu truyện ngắn làng của nhà văn kim lân.
câu3:hãy tưởng tượng mình là thúy kiều chuyển đoạn trích "kiều ở lầu ngưng bích " trích truyện kiều của nguyễn du thành bài văn tự sự.
các bác giúp e vs ạ.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.012
0
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/12/2017 20:09:17
1

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng

Sông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Huyền Thu
13/12/2017 20:09:23
1

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng

Sông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

0
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/12/2017 20:10:10
2

Làng Chợ Dầu ngôi làng thân yêu nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng bọn Tây đã khiến chúng tôi phải đi tản cư nơi khác, nhưng giờ đã được trở về nhà, Làng Dầu trong lòng tôi vẫn vẹn nguyên như chưa sứt mẻ ít nhất là tình cảm tôi dành cho nó. Tôi hạnh phúc vì đã được quay về đây.

Trở về tôi được nghe rất nhiều thông tin nào là tiêu diệt bao nhiêu tên địch ? bao nhiêu người hi sinh ? đang chăm chú lắng nghe thì bỗng được tin từ một người phụ nữ nói rằng “làng Chợ Dầu theo Tây phản cách mạng”, giọng điệu người phụ nữ cay nghiệt và căm giận phát lên. Nhận được tin dữ mặt tôi biến sắc, cổ họng nghẹn ắng lại,da mặt tê rân rân, cảm giác lúc đó thật xấu hổ và thất vọng. Tôi là người yêu làng, hãnh diệu và kể cho mọi người nghe mọi việc tốt đẹp về làng mình như giờ thành ra thế này, thật sự rất buồn và xấu hổ. Tôi lảng tránh đi nơi khác và trở về nhà.

Trở về tôi vẫn không tin đó là sự thật, những suy nghĩ nội tâm đấu tranh nhau dai dẳng giữa tình yêu thương làng và sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng tôi gắn bó, thân thiết, yêu vì những điều tốt đẹp giờ trở thành làng theo giặc, tôi thật sự thất vọng. Trong tâm trạng rối bời tôi tâm sự với thằng út, những điều kể ra làm tôi thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Tôi đi chơi cùng ông hàng xóm đến tận tối mới về, ông chủ tịch làng chợ Dầu mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng theo Tây làm Việt gian là sai sự thật, sai mục đích. Tôi vui mừng đến nỗi hô hào bọn trẻ:

“Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho”

Tôi chạy vội vã sáng bác Thứ khoe thông tin Tây nó đốt nhà, đốt sạch mọi thứ, mọi thông tin về làng chợ Dầu trước kia toàn sai sự thật. Dù tài sản bị mất đi nhưng không hiểu sao trong lòng tôi bỗng vui, vui vì tin làng quê mình vẫn theo kháng chiến.

Câu chuyện là như vậy đó, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ thất vọng, chán nản đến vui đến nhảy cẫng lên, qua việc này niềm tự hào về ngôi làng chợ Dầu trong tôi vẫn không thay đổi.

0
2
Lê Đăng Hùng
13/12/2017 20:19:01

1
Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng

Sông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.
2

Làng Chợ Dầu ngôi làng thân yêu nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng bọn Tây đã khiến chúng tôi phải đi tản cư nơi khác, nhưng giờ đã được trở về nhà, Làng Dầu trong lòng tôi vẫn vẹn nguyên như chưa sứt mẻ ít nhất là tình cảm tôi dành cho nó. Tôi hạnh phúc vì đã được quay về đây.

Trở về tôi được nghe rất nhiều thông tin nào là tiêu diệt bao nhiêu tên địch ? bao nhiêu người hi sinh ? đang chăm chú lắng nghe thì bỗng được tin từ một người phụ nữ nói rằng “làng Chợ Dầu theo Tây phản cách mạng”, giọng điệu người phụ nữ cay nghiệt và căm giận phát lên. Nhận được tin dữ mặt tôi biến sắc, cổ họng nghẹn ắng lại,da mặt tê rân rân, cảm giác lúc đó thật xấu hổ và thất vọng. Tôi là người yêu làng, hãnh diệu và kể cho mọi người nghe mọi việc tốt đẹp về làng mình như giờ thành ra thế này, thật sự rất buồn và xấu hổ. Tôi lảng tránh đi nơi khác và trở về nhà.

Trở về tôi vẫn không tin đó là sự thật, những suy nghĩ nội tâm đấu tranh nhau dai dẳng giữa tình yêu thương làng và sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng tôi gắn bó, thân thiết, yêu vì những điều tốt đẹp giờ trở thành làng theo giặc, tôi thật sự thất vọng. Trong tâm trạng rối bời tôi tâm sự với thằng út, những điều kể ra làm tôi thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Tôi đi chơi cùng ông hàng xóm đến tận tối mới về, ông chủ tịch làng chợ Dầu mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng theo Tây làm Việt gian là sai sự thật, sai mục đích. Tôi vui mừng đến nỗi hô hào bọn trẻ:

“Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho”

Tôi chạy vội vã sáng bác Thứ khoe thông tin Tây nó đốt nhà, đốt sạch mọi thứ, mọi thông tin về làng chợ Dầu trước kia toàn sai sự thật. Dù tài sản bị mất đi nhưng không hiểu sao trong lòng tôi bỗng vui, vui vì tin làng quê mình vẫn theo kháng chiến.

Câu chuyện là như vậy đó, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ thất vọng, chán nản đến vui đến nhảy cẫng lên, qua việc này niềm tự hào về ngôi làng chợ Dầu trong tôi vẫn không thay đổi.

6
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
13/12/2017 20:25:11
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được Kiều tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới. Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du, một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh đã khắc hoạ tâm trạng cô đơn buồn tủi, tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều, một con người xinh đẹp tài năng mà bất hạnh.
Bốn câu đầu trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều
Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa.
Nàng nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hai người cùng hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lới thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Kiều dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung, nàng thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết Kiều đã lỗi hẹn xưa.
Nhưng thương người rồi lại thương mình, tâm trạng Kiều đau đớn xót xa
Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc.
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nổi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy nàng. Nhìn đâu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của nàng thì như cố định. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được. Điều đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng vậy mà Kiều lại quên phận mình, thương nhớ tới người thân. Đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha, tấm lòng chung thuỷ và hiếu thảo của Kiều, đây chính là nét đẹp tâm hồn của Kiều.
Kiều nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ
Kiều đau đớn cho thân phận của mình, xót cho tình yêu dở lỡ, ám ảnh về cuộc đời vô định
Một màu cỏ "rầu rầu" héo úa, tâm trạng chán chường cho hiện tại. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật. Cảnh vật vừa hư, vừa thực "thuyền ai thấp thoáng" “hoa trôi man mác” "chân mây" và "mặt đất" một màu xanh mờ ảo.
Nếu như “Thuyền ai thấp thoáng” làm nàng chạnh nghĩ đến cuộc đời trôi nổi, bấp bênh hy vọng lóe lên rồi chợt tắt thì cảnh “nước chảy hoa trôi” lại gợi đến cảnh đời lưu lạc-một cuộc sống vô định, không còn phương hướng “biết là về đâu”. Đến cái hướng cuối cùng thì nổi buồn hầu như đã dâng lên tột đỉnh
Âm thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá ngay dưới "ghế ngồi" liên tưởng như cơn sóng gió cuộc đời sắp ập đến, dự báo một tương lai nhiều khổ đau, nhiều biến động của Kiều.
Đây là đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong truyện Kiều. Với nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, bốn cặp thơ như bộ tứ bình, điệp ngữ "buồn trông" lập lại ở đầu mỗi câu thơ, cùng với hệ thống từ láy "thấp thoáng", " xa xa", "man mác", "rầu rầu", "xanh xanh" gợi lên nỗi buồn da diết, triền miên, thăm thẳm và chồng chất.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư