Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.893
13
8
Nguyễn Nguyễn
15/07/2021 15:11:22
+5đ tặng

Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.

Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kimh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.

Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

Để phát triển kinh tế tri thức cần những tiền đề sau:

Một là, thể chế kinh tế và môi trường xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức. Thể chế kinh tế và môi trường xã hội thuận lợi, minh bạch cho phép dòng chảy tự do của tri thức, đổi mới sáng tạo công nghệ, hỗ trợ công nghệ - thông tin và truyền thông, khuyến khích các chủ doanh nghiệp sáng tạo và sử dụng tri thức là trọng tâm của kinh tế tri thức.

Hai là, hệ thống giáo dục - đào tạo có chất lượng. Hệ thống giáo dục - đào tạo là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội được học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển toàn diện con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.

Ba là, hạ tầng cơ sở thông tin (ICT) hiện đại. Hạ tầng cơ sở thông tin là điều kiện cần thiết để tăng cường sự trao đổi phổ biến và xử lý kiến thức. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng của nền kinh tế tri thức.

Kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là thông tin, việc tổ chức sản xuất trở nên linh hoạt đặc biệt. Với mạng thông tin, tri thức truyền bá, phổ cập rộng rãi, mạng thông tin trở thành hệ thống cung cấp nguyên liệu không biên giới cho hệ thống sản xuất và phân công lao động toàn cầu. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên sôi động, nhanh nhạy, gắn bó mật thiết với thị trường, tổ chức quản lý có hiệu lực và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của không những chủ thể các tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn bao hàm các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Bốn là, hệ thống sáng tạo có hiệu quả. Mạng lưới các học viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, tổ chức chuyên gia, cố vấn, doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết.

Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Với đặc trưng của nền kinh tế tri thức, kết cấu hạ tầng cứng là quan trọng và cần thiết. Với tư cách là thành tố vật chất của lực lượng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội luôn giữ vai trò đặc biệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xác lập sự đồng bộ trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra tiền đề cho sự hình thành các trụ cột của nền kinh tế tri thức, tạo ra môi trường cho sự phát triển của hệ thống sáng tạo từ đó mà thúc đẩy sự lan tỏa và sản sinh tri thức mới thay vì chỉ là ứng dụng tri thức.

Giải pháp phát triển cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức ở Việt Nam

Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cơ chế, chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền.

Thứ hai, phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục. Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân... Cần coi giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là đột phá để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức.

Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học - công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học - công nghệ tiến tiến của Việt Nam.

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước, phải khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin.

Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học - công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất - kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế  - xã hội… Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu (chú trọng cả khoa học - công nghệ cùng với khoa học - xã hội và nhân văn), việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế tạo ra khả năng lan tỏa trong nền kinh tế theo hướng hiện đại, cũng cần được chú ý.

Thứ sáu, từng bước hình thành và phát triển tài nguyên trí lực. Tài nguyên trí lực là một kết cấu bao hàm nhiều năng lực; nó cũng không phải là phép gộp đơn giản các nhân tố, như sức quan sát, khả năng của trí nhớ, suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực, trong đó, tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng là yếu tố then chốt.

Thứ bảy, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực kết hợp với nội lực để phát triển khoa học - công nghệ. Trong quá trình hội nhập đó, đòi hỏi sự sáng tạo mới khai thác được những lợi ích mà hội nhập có thể mang lại để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×