LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu:

Căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình. Một người càng thành công bao nhiêu, lại càng ít biện hộ bấy nhiêu. Còn những người chưa gặt hải được thành quả gì trong hành trang cuộc sống, hoặc không hề có kế hoạch gì cho tương lai thì thường viện dẫn rất nhiều lí do để bào chữa cho hiện trạng của mình.

Khi quan sát và tìm hiểu những người dẫn đầu trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, giáo dục hay trong quân đội, bạn sẽ thấy. Nếu muốn an phân, họ vẫn có thể đưa ra những lời biện bạch như những người bình thường văn làm, nhưng họ chẳng bao giờ làm như vậy cả.

Quả thực, nếu muốn Roosevelt có thể viện cớ vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hè học đại học, cũng như Kenedy vẫn có thể kêu ca, Tôi còn quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!" hay Johnson & Eisenhower có thể vin vào những cơn đau khủng khiếp thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.

Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, chứng "tự bào chữa sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Thông thường diễn biến tâm lý của một nạn nhân mắc phải căn bệnh này như sau: "Lẽ ra mình phải làm tốt hơn, phải tìm lý do gì đó mới được, chứ nếu không thì mất mặt lắm. Để xem nắc, có thể là do sức khỏe giảm sút? Do tuổi tác? Do hạn chế về mặt kiến thức? Do ảnh hưởng từ chuyện gia đình? Hay do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục?

Khi đã tìm được lý do "hợp lý để tự bao chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh răng đỏ chính là căn nguyên tại sao anh ta không thể thành công. Bạn nên biết một suy nghĩ, dù tích cực hay tiêu cực, cũng sẽ tạo nên một cường lực nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ càng lúc ăn sâu vào tiềm thức Lúc đầu, có thể người bện hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra cải có mình đnag dùng chẳng khác gì một lời nói dối nhưng lâu dần, chính bản thân anh ta cũng bị thuyết phục rằng đó thực sự là nguyên nhân tại sao anh ta không thể thành công.

Câu 1: Theo đoạn trích, những người như thế nào thường hay mắc căn bệnh tự bào chữa?
Câu 2: Trong đoạn trích tác giả nhắc đến nhiều đời tổng thống Mĩ, điểm chung cầu các nhân vật được tác giả nhắc đến ở đây là gì?
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với cách lí giải của tác giả về diễn biến tâm lý của những người mặc bệnh "tự bào chữa hay không?
Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại coi tự bào chữa là một căn bệnh?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân và nhận định: tự bào chữa là mầm mống của thất bại
1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.884
6
7
+5đ tặng
II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân và nhận định: tự bào chữa là mầm mống của thất bại

                                                           LỜI GIẢI                                                                              
Những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần - tạm gọi là căn bệnh “tự bào chữa”. Họ luôn viện dẫn rất nhiều lý do để bào chữa cho hiện trạng của mình. Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh. Căn bệnh này thường biểu hiện qua việc đổ lỗi cho sức khỏe, trí tuệ, tuổi tác hay sự may rủi.
Nguyên cớ “sức khỏe không tốt” nhiều người thường dùng làm lời bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm hoặc không thành công của mình. Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều tấm gương của những người có vấn đề về sức khỏe thực sự, nhưng họ vẫn lạc quan và thành công. Vậy, việc đổ lỗi cho sức khỏe chỉ để biện hộ cho sự lười nhác của mình mà thôi. Loại vắc-xin tốt nhất chống lại bệnh này là hãy tránh nhắc đến sức khỏe của bạn. Thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất là thái độ lạc quan, sự mãn nguyện và lòng biết ơn về sức khỏe mà bạn hiện có.
Chứng bệnh tiếp theo là đổ lỗi cho trí lực. Khi nhắc đến năng lực trí tuệ, bạn hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề thì cách bạn vận dụng trí thông minh quan trọng hơn nhiều so với lượng trí thông minh bạn có. Chỉ khi có lòng đam mê bạn mới có thể thực hiện công việc đến nơi đến chốn; thiếu sự đam mê, những người đặc biệt thông minh vẫn thất bại. Để trị căn bệnh này, bạn hãy sử dụng bộ não để tư duy và phát triển ý tưởng sáng tạo, cố tìm ra con đường mới hơn, hợp lý hơn, bất luận bạn làm công việc gì.
Cái cớ tuổi tác, “tôi đã quá già rồi” hoặc “tôi còn quá trẻ” người ta cũng thường dùng để đổ lỗi. Cái cớ này đã làm cho rất nhiều người để vuột mất những cơ hội quý giá. Hãy tự cứu mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực về tuổi tác. Khi bạn xua tan được những lo lắng tuổi già, bạn sẽ cảm nhận trong mình sức trẻ và niềm lạc quan vô tận. Sự ít tuổi chỉ trở thành trở ngại khi nào người trẻ tự ràng buộc mình vào mặc cảm như thế.
Chứng bệnh tiếp theo là đổ cho “sự may rủi”. Không bao giờ có một con đường thành công mà không cần nỗ lực. Hãy chấp nhận quy luật nhân quả. Sự thành đạt luôn phát xuất từ sự chuẩn bị, biết lên kế hoạch và có quyết tâm hướn
g tới thành công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư