Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách nhận biết ,cách sử dụng , phân loại các loại vải. 2) Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên. 3) Vai trò của nhà ở

MỌI NGƯỜI HÃY GIÚP MÌNH NHA! PLEASE
1) Cách nhận biết ,cách sử dụng , phân loại các loại vải.
2) Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên
3) Vai trò của nhà ở
4) Cách phân chia các khu vực sinh hoạt ở nhà em
5) Cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
6) Cách sử dụng và bảo quản trang phục
7) Các đồ vật để trang trí nhà ở
8) Vì sao hoa giả được sử dụng rộng rãi
9) Nguyên tắc cắm hoa
10) Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trang trí nhà ở
AI LÀM NHANH NHẤT MÌNH TICK CHO
12 trả lời
Hỏi chi tiết
1.882
5
5
Deano
28/12/2017 18:14:37
1)
I. Cách nhận biết một số loại vải thông dụng:
1. Vải Cotton
Vải Cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Sau này, khi nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất thì Vải Cotton là vải sợi tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học. Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.
Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc, độ bền cao, giặt nhanh khô
Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha thêm một số sợi vải khác để tạo sự mềm mại cho khách hàng nữ.
Cotton có nhiều loại, chất liệu này được đan, dệt với độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau để may hầu hết các loại trang phục, đặc biệt là áo thun. Tùy theo hình thức dệt mà Vải Cotton chia ra hai dòng vải đó là dòng vải Singel (mà các bạn thường gọi nhầm là vải cotton) và dòng vải Lacoste (vải cá sấu). Tên của hai dòng vải này bắt nguồn từ cách thức dệt chứ không phải thành phần sợi hay loại sợi. Vải single kiểu dệt mắt nhỏ, mặt vải rất mịn còn vải lacose được dệt kiểu mắt to hơn, thường là hình lục giác và trông rất giống mắt con cá sấu.
 
Ngoài hình thức dệt vải ra, khi lựa chọn áo thun hay may áo lớp, đồng phục, các bạn cần quân tâm đến thành phần Cotton có trong vải.
a) 100% Cotton
 
Áo thun chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá thành cao. Có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.
- Ưu điểm : thấm hút mồ hôi tốt, sợi tự nhiên , mềm mịn
- Khuyết điểm : mình vải do quá mềm nên nếu là áo thun có cổ trụ sẽ không đẹp, nhìn vải thấy giống như bị “chảy”
- Cách phân biệt : khi đốt cháy sẽ ra mụi than giống “bấc đèn”,mép vải bị đốt không cong hay bị quéo lại.
b) 65%cotton-35%PE (vải CVC)
 
Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành loại này cũng cao, do độ cotton chiếm đến 65%. Dùng cho các sản phẩm cao cấp
- Ưu điểm: mặc mát hơn sợi PE nhiều,thấm hút mồ hôi, mềm mịn vừa phải,ít bị nhăn nhúm sau khi giặt
- Khuyết điểm: không mát bằng sợi cotton 100%.
- Cách phân biệt: khi đốt cháy sẽ ra mụi than và có cục. Mép vải hơi quéo lại nhưng không nhiều.
c) 35%cotton-65%PE (vải TC - thường gọi là tixi)
 
Thành phần gồm 35 % xơ cotton & 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình được sử dụng khá phổ biến
- Ưu điểm: đứng vải, phù hợp may các loại áo thun có cổ
- Nhược điểm: không mát bằng Cotton và CVC
- Cách phân biệt: Khi đốt cháy khá yếu
Như vậy mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng, các bạn lựa chọn loại vải phù hợp cho chiếc áo thun của mình nhé. Ngoài ra, còn một loại vải có thể may áo thun đó là vải PE hay còn gọi là Polyeste. Tuy nhiên, Island Shop khuyên bạn không nên chọn áo thun vải này vì thành phần của chúng là 100% sợi nilon nên chúng không thể thấm hút mồ hôi và khi mặc sẽ rất nóng. Cách nhận biết loại vải này đó là khi đốt vải sẽ không cháy được ngay, vải sẽ bị co thành cục cứng giống như khi mình đốt bao nilon, đến nhiệt độ nhất định thì vải mới cháy và tỏa ra mùi khét của nhựa.
Cách phân biệt các loại vải may áo thun bằng phương pháp nhiệt học
 
2. Vải PE (Poliester)
 
Thành phần 100 % nilon (Poliester). Vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông, tuy nhiên vải thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng giá thành rẻ nên được phổ biến.
- Ưu điểm : Mình vải cứng đẹp bắt mắt không bị nhăn nhúm sau khi giặt.Lên sản phẩm áo thun cổ trụ rất đẹp.
- Khuyết điểm: sợi nhân tạo,không thấm hút được nhiều mồ hôi gây cảm giác nóng nếu như thời tiết oi bức.
Cách phân biệt vải thun Cotton và vải thun PE
Phương pháp trực quan
- Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
- Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.
Phương pháp thử bằng nước: Sử dụng một ít nước nhỏ lên bề mặt của vải thun
- Vải thun 100% cotton : Thời gian thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng
- Vải thun có chứa % polyeste : Thành phần % polyeste càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Deano
28/12/2017 18:15:18
2) Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên
  • Nguồn gốc:
-Thực vật: sợi bông, lanh, đay, gai...
-Động vật: sợi len từ lông cừu, lông dê, lạc đà...
 
  • Tính chất:
- Có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát, dễ bị nhàu. Khi đốt tro bóp dễ tan.
5
4
Deano
28/12/2017 18:15:55
3) Vai trò của nhà ở
− Là nơi trú ngụ của con người
− Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội
− Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hóa tinh thần của các các thành viên trong gia đình.
4
3
Hoàng Phương
28/12/2017 18:16:07
Câu 2: Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên
  • Nguồn gốc:
-Thực vật: sợi bông, lanh, đay, gai...
-Động vật: sợi len từ lông cừu, lông dê, lạc đà...
  • Tính chất:
- Có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát, dễ bị nhàu. Khi đốt tro bóp dễ tan.
5
4
Deano
28/12/2017 18:16:31
4) Cách phân chia các khu vực sinh hoạt ở nhà em
Hướng dẫn trả lời
Chỗ sinh hoạt chung
+ Chỗ thờ cúng
+ Chỗ ngủ, nghỉ
+ Chỗ ăn uống
+ Khu vực bếp
+ Khu vệ sinh
+ Chỗ để xe, kho
-Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách nên thoáng mát, đẹp
- Chỗ thờ cúng cần trang trọng
- Chỗ ngủ nghỉ nơi riêng biệt, yên tĩnh
- Chỗ ăn uống thường được bố trí gần bếp
4
3
Nghiêm Xuân Hậu
28/12/2017 18:17:43
5.
Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau sử dụng cần để lại đúng nơi quy định, không nhổ bậy, không vứt rác bừa bãi. Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà, lau nhà, lau bụi trên đồ đạc,cửa,đổ rác đúng nơi quy định...
4
3
Deano
28/12/2017 18:18:43
6) Cách sử dụng và bảo quản trang phục
Cách sử dụng trang phục
Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.
a. Trang phục phù hợp với hoạt động
  • Trang phục đi học
    • Áo trắng, quần xanh, tím than, xanh lá cây sẫm. . . kiểu may đơn giản
  • Trang phục đi lao động
    • Màu sẫm vải sợi bông, kiểu may đơn giản, rộng, dép thấp, giày bata
  • Trang phục đi lễ hội, lễ tân
    • Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc
BẢO QUẢN TRANG PHỤC
  • Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình
  • Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc
  • Bảo quản trang phục bao gồm những công việc: làm sạch (giặt, phơi,...), làm phẳng đồ (là,...), cất giữ
3
2
Nghiêm Xuân Hậu
28/12/2017 18:19:40
8.
+ Hoa giả : được làm bằng các chất liệu khác nhau như giấy, vải, nhựa. Hoa giả được sử dụng rộng rãi vì màu sắc đa dạng, bền, đẹp.
- Vị trí trang trí cây cảnh :
+ Có thể trang trí trong và ngoài nhà, trước sân, bờ tường, phòng khách...
+ Nên chọn chậu phù hợp với cây, cây phù hợp với vị trí cần trang trí dể tạo nên vẻ đẹp hài hòa.
- Vị trí trang trí hoa :
+ Có thể cắm và trang trí trên tủ, kệ, bàn làm việc, bàn ăn, bàn tiếp khách,... Mỗi vị trí cần có dạng cắm thích hợp.
4
2
Deano
28/12/2017 18:19:49
9) Nguyên tắc cắm hoa
Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa
1
Cắm hoa theo nghệ thuật phương Đông mà đại biểu là Trung Quốc và Nhật Bản với đặc điểm nổi bật là chọn hoa khá ít, nhấn mạnh tính thẩm mỹ từ những đường nét của hoa, tạo bố cục đơn giản, thanh nhã, thoát tục.Còn cắm hoa theo phong cách phương Tây chủ yếu chú trọng sự đối xứng, hoa nhiều và xum xuê, màu sắc sặc sỡ để đạt được hiệu quả muôn màu muôn vẻ.
2
Cắm theo phong cách phương Đông đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng, thông thường độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình, còn cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa.
3
Nơi để hoa cũng phải chọn nơi thích hợp, sau khi cắm hoa xong cần xem xét độ cao của bình hoa để quyết định vị trí đặt.
4
Khi cắm hoa cần xác định ý tưởng để chọn hoa và bình thích hợp với chỗ để. Màu sắc và hình dạng của hoa với bình cần có sự hài hoà để có sự cân bằng trong kết cấu và hài hoà màu sắc. Hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ nên hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng. Sự phố hợp hoa và cành cắm thêm cũng cần thích hợp để tạo thành chính thể.
4
2
Deano
28/12/2017 18:20:32
10) Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trang trí nhà ở
− Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng, đẹp, mát mẻ hơn
− Làm trong sạch không khí
− Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí, đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
− Nghề trồng hoa và cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
3
1
Nghiêm Xuân Hậu
28/12/2017 18:21:20
10.
− Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng, đẹp, mát mẻ hơn
− Làm trong sạch không khí
− Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí, đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
− Nghề trồng hoa và cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
3
2
Nghiêm Xuân Hậu
28/12/2017 18:23:11
9_
Về phong cách cắm hoa :
Có 2 phong cách cắm hoa chính đó là cắm theo phương Đông và Phương Tây.
Theo phong cách cắm hoa nghệ thuật của phương Đông thì thường thiên về đường nét của hoa nhiều hơn sự đa dạng. Nét đẹp chủ yếu của phong cách cắm hoa kiểu này là làm toát lên sự thanh nhã và đơn giản và số lượng hoa tươi được dùng để cắm trong một bình thường ít hơn. Cắm theo phong cách phương Đông đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng, thông thường độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình.
Bình hoa được cắm theo phong cách phương đông
Còn đối với phong cách cắm hoa nghệ thuật phương Tây thì thường thiên về sự đối xứng và đa dạng, phong phú từ thể loại đến màu sắc. Cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa.
Vị trí đặt bình hoa :
Đây là một yếu tố rất quan trọng nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, trước khi tiến hành cắm hoa, bạn phải xem vị trí mình sẽ đặt bình hoa là ở đâu, từ đó chọn kiểu cắm và hình dáng của lọ hoa: bình hoa sẽ được đặt trong phòng khách, bạn cần chọn một vị trí chưng bình hoa sao cho phù hợp nhất với không gian của mình. Ngoài ra, khi cắm, bạn cần quan tâm đếm màu sắc và kiểu dáng của bình để chọn màu hoa và loại hoa thích hợp.
Bố cục khi cắm hoa :
Hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ nên hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng. Sự phối hợp hoa và cành cắm thêm cũng cần thích hợp để tạo thành chính thể.
Xử lý hoa trước khi cắm :
Để giữ hoa tươi lâu và đẹp các bạn cần xử lý hoa trước khi cắm :
- Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành.
- Bỏ bớt cành nhỏ
- Nếu thấy có cành héo, không cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình.
- Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, cú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để không khí xâm nhập làm cản trở sự hút nước của hoa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo