Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn có sử dụng phương pháp lập luận so sánh. Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ " (từ 10 - 12 dòng)

Viết một đoạn văn có sử dụng phương pháp lập luận so sánh. Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ " (từ 10-12dòng)
(So sánh hình ảnh bà Tú với hình tượng người phụ nữ trong văn học)
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
95
1
1
Tt Tôi
26/10/2021 20:08:49
+5đ tặng

Trong sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng của Trần Tế Xương, bài thơ “Thương vợ” được đánh giá là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa nhất. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực và thấm thía nhất thái độ trân trọng, tri ân của nhà thơ đối với sự thiệt thòi, hi sinh và tần tảo của vợ. Hơn nữa, bài thơ đã vẽ nên một bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và đáng quý điển hình.

Người phụ nữ truyền thống là người luôn vun vén, chăm lo cho cuộc sống gia đình đồng thời chăm cho cho sự nghiệp và danh vị của chồng. Bà Tú cũng không ngoại lệ, nhưng cuộc sống của bà không giống như cảnh “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”. Vì cuộc sống khó khăn, vất vả mà bà phải lao mình vào guồng quay, bươn chải mua bán kiếm sống:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hình ảnh bà Tú hiện ra nhưng không phải là hình dáng, vẻ ngoài mà lại là công việc và trọng trách của bà. “Quanh năm” không chỉ nói đến độ dài của thời gian mà nó còn có nghĩa là sự vô kì hạn của thời gian, cuộc mưu sinh của bà vốn là không có hồi kết. Nơi “mom sông” cũng nói lên hoàn cảnh bấp bênh, không gian sinh tồn chông chênh, tạm bợ. Trên vai là gánh nặng cả gia đình, bởi vậy mà bà Tú phải bươn chải với đời để có thể “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Hàm ý trong cụm từ “nuôi đủ” vừa thể hiện sự tận tụy chu đáo của bà, lại vừa thể hiện sự gồng gánh chịu đựng tài giỏi của bà. Cách nói “năm con với một chồng” của nhà thơ thể hiện sự hạ mình, ngang hàng với con, xót xa nhận mình cũng là một gánh nặng của vợ. Ca dao xưa đã rất quen thuộc với hình ảnh con cò, và Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu của ca dao trong hai câu thơ:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Với hình ảnh “thân cò” tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường và làm nổi bật lên số phận của bà Tú. Nếu như “đò đông” là miêu tả tính chất bấp bênh của công việc mưu sinh thì “eo sèo” lại diễn tả chân thực sự nhốn nháo, phức tạp và nhọc nhằn trong công việc hàng ngày mà bà Tú phải chịu đựng. Không những chịu thương chịu khó, tần tảo là lam lũ, bà Tú của Trần Tế Xương còn là người phụ nữ với bổn phận vị tha, lấy sự hi sinh để làm phúc và là lẽ sống của đời mình. Nhập tâm vào thân phận nhân vật, nhà thơ đã bày tỏ hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái độ chấp nhận, cam chịu và độ lượng với hoàn cảnh, số phận của mình:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Hình ảnh người phụ nữ lặng lẽ yên phận, ráng sức lo toan, không có nửa lời than thân trách phận, lời kể của khổ, kể công của Tú Xương dành cho vợ dường như nặng trĩu và day dứt hơn. Những vất vả và khó khăn của bà ngày càng chồng chất bao nhiêu thì sự cam chịu và đức hi sinh của bà lại nổi bật bấy nhiêu. Hai câu thơ cuối là nỗi niềm và sự ý thức của tác giả trước nỗi nhọc nhằn vất vả của vợ mà không thể san sẻ, đỡ đần:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt và sự biết ơn chân thành của nhà thơ, đồng thời bộc lộ sự bất lực trong tinh thần của người trí thức, trở thành gánh nặng trong chính gia đình của mình.

Qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương, chúng ta đã cảm nhận rõ hơn về hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha. Bên cạnh đó từng lời thơ còn là tiếng lòng tri ân sâu nặng và nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với những vất vả gian lao mà người vợ phải vì mình gánh chịu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×