Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Chuyển động cơ học là gì? Lấy 2 ví dụ?Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy 1 ví dụ? Độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính độ lớn vận tốc?

A.   LÝ THUYẾT:

I.                  Ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 6 SGK Vật Lí 8.

II.               Một số câu hỏi dùng để tham khảo ôn tập:

1.     Chuyển động cơ học là gì? Lấy 2 ví dụ?Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy 1 ví dụ? Độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính độ lớn vận tốc?

2.     Nêu các yếu tố cần xác định khi biểu diễn vecto lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu kết quả xảy ra khi có hai lực cân bằng tác dụng vào vật? Lấy 2 ví dụ chứng tỏ vật có quán tính?

3.     Khi nào xuất hiện các lực ma sát? Lấy 1 ví dụ về lực ma sát có lợi và nêu biện pháp lắm làm tăng lực ma sát, 1 ví dụ về ma sát có hại và cách làm giảm lực ma sát ?

B.    BÀI TẬP:

1.     Xem lại các bài trắc nghiệm từ bài 1 đến bài 6 SBT Vật Lí 8.

2.     Tham khảo một số dạng bài tập sau:

Bài 1: Một ô tô chở hành khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai:

A.    Ô tô đứng yên so với hành khách.

B.    Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

C.    Hành khách đang đứng yên so với ôtô.

D.    Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.

Bài 2: Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đúng:

A.    Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B.    Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C.    Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D.    Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

         Bài 3: Vận tốc của xe máy là 40km/h, của tàu hỏa là 11,6m/s, của ô tô là 14m/s. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc tăng dần nào sau đây là đúng?

A.    Tàu hỏa – ô tô – xe máy.                     C. Xe máy – Tàu hỏa – ô tô.

B.    Tàu hỏa – Xe máy – ô tô.                    D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.

Bài 4: Một người đi quãng đường dài 1,5km với vận tốc 25km/h. Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

A.    216 giây.      B. 150 giây.           C. 6 giờ.            D. 14,4 phút.

Bài 5: Kết quả xảy ra khi có hai cân bằng tác dụng lên vật:

A.    Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.                              

B.    Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh hơn.        

C.    Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm hơn.

D.    Vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng.

         Bài 6: Hai lực cân bằng là hai lực:

A.    Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, chiều ngược nhau, cường độ bằng nhau.     

B.    Cùng phương, ngược chiều, tác dụng lên một vật, cường độ khác nhau.   

C.    Phương nằm trên một đường thẳng, chiều khác nhau, cường độ như nhau.                

D.    Cùng tác dụng lên một vật, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau, cường độ bằng nhau. 

Bài 7: Một xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ:

A.    Nghiêng người sang trái.                C. Bị nghiêng người sang phải.

B.    Sẽ bị ngã ra phía sau.                      D. Bị ngả người ra phía trước.

Bài 8: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính:

A.    Một ô tô đang chạy trên đường.

B.    Chuyển động của dòng nước đang chảy trên sông.

C.    Chuyển động của vật đang thả rơi tự do.

D.    Chuyển động của xe đạp khi ngừng đạp.

Bài 9: Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát:

A.    Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.             C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

B.    Tăng độ nhẵn giữa mặt tiếp xúc.      D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Bài 10: Câu nói nào sau đây về lực ma sát là đúng?

A.    Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B.    Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C.    Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D.    Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

Bài 11: C3/ 16 – SGK Vật Lí 8

         Bài 12:  Giải thích một số hiện tượng sau:

a.    Khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta gập lại.

b.   Giày dép đi lâu ngày bị mòn.

c.    Bút máy bị tắc mực, học sinh thường cầm bút vẩy mạnh cho mực văng ra. Hãy giải thích hiện tượng

d.   Sau khi giặt quần áo xong, trước khi phơi, người ta thường giũ mạnh quần áo.

         Bài 13: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường.

                    

 

0 trả lời
Hỏi chi tiết
322

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư