Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong Phép biện chứng duy vật. Sự thể hiện của nội dung đó trong đời sống hiện thực?

  Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong Phép biện chứng duy vật. Sự  thể hiện của nội dung đó trong đời sống hiện thực ? 

  Theo Anh/ Chị, sự vận dụng nội dung Nguyên lý đó, bằng Quan điểm toàn diện là như thế nào ?  cho ví dụ minh họa .

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
292
1
0
Nguyễn Nguyễn
01/11/2021 17:43:59
+5đ tặng
Đề: hãy phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa duy vật biện chứng, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng CSVN trong quá trình đổi mới?

2/5/2014

1 Comment


 
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập bởi C.Mác và Ph.Ăngghen vào giữa thế kỉ XIX, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, có hai nguyên lý cơ bản nhất, một trong số đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; nguyên lý này khái quát một trong những thuộc tính phổ biến của mọi sự vật hiện tượng, là thuộc tính liên hệ, quan hệ lẫn nhau giữa chúng và nó được xem là nội dung cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật.

Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Ví dụ: Trong tự nhiên tồn tại mối liên hệ giữa động vật và thực vật, giữa thực vật và khí hậu… Mối liên hệ gồm các tính chất cơ bản như: tính khách quan của các mối liên hệ, tính phổ biến của các mối liên hệ, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.

Tính khách quan của các mối liên hệ: theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Tính phổ biến của mối liên hệ: phép biện chứng duy vật khẳng định không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng. Tính chất này được biểu hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng trong những điều kiện xác định.

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, đó là mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…

Trên thực tế, mối liên hệ biểu hiện rất phong phú, đa dạng; cùng một sự vật, hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau chi phối. Đồng thời, có một mối liên hệ nào đó có thể chi phối được nhiều sự vật, hiện tượng. Bên cạnh mối liên hệ phổ biến, căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại thành các mối liên hệ sau: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản, mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung… Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật; chẳng hạn, mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này giữa vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, không giữ vai tò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể.

Điển hình như từ tính khách quan và tính phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và sự tác động qua lại giữ sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Trên cơ sở đó mới có nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình t

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×