Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Bạn thấy Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy . Bạn thấy Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
801
2
0
Bngann
02/11/2021 18:33:00
+5đ tặng

Mị Châu vừa là cô gái đáng thương vừa là cô gái đáng trách. Nếu kết hợp cả hai ý kiến trên thì sẽ đầy đủ hơn.

Mị Châu là cô gái đáng trách vì: đã quá nhẹ dạ cả tin, vì yêu thương và tin tưởng tuyệt đối người chồng mà cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần, để "nỗi cơ đồ" của vua cha đắm bể sâu. Khi Trọng Thủy lấy cớ về thăm cha và có hỏi: "Nếu hai nước xảy ra thất hòa thì làm thế nào?" Mị Châu vẫn không hề thức tỉnh và không hề xét đoán thấy những mâu thuẫn trong lời nói của Trọng Thủy.

Nhưng đồng thời Mị Châu cũng là cô gái đáng thương bởi trước sau Mị Châu vẫn luôn là người con gái nhẹ dạ. Xã hội xưa từng quan niệm "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Con gái sinh ta, ở nhà thì nghe lời cha mẹ, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con, lệ thuộc vào con trai). Như vậy, Mị Châu thật thà cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần là vì nghĩa này, nàng hoàn toàn tin tưởng vào chồng. Nàng còn đáng thương hơn khi bị Trọng Thủy lừa gạt, rắc lông ngỗng để tìm nhau. Nhưng thực chất mưu đồ của Trọng Thủy là truy đuổi và "diệt cỏ tận gốc". Bởi vậy, Mị Châu mới bị sứ Thanh Giang coi là giặc. Nàng chết đi và biến thành châu ngọc, chứng minh cho lòng trung của nàng nhưng đến cuối truyện có chi tiết ngọc trai - giếng nước. Cho thấy tình yêu chung thủy sắc son của Mị Châu và sự tha thứ của nàng dành cho Trọng Thủy. NHư vậy, trước sau Mị Châu vẫn là người phụ nữ mềm yếu, thương chồng và nhẹ dạ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Vũ Đại Dương
02/11/2021 18:36:27
+4đ tặng
“Truyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy” là một cách giải thích nguyên nhất mất nước Âu Lạc. Nổi bật trong đó còn là hai bi kịch lớn: bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” kể về chuyện An Dương Vương sau khi xây xong thành Cổ Loa và được thần Kim Quy tặng cho một chiếc móng để làm nỏ thần. Nỏ thần giúp vua đánh bại kẻ thù phương Bắc xâm lược. Triệu Đà bị thất bại liền lui quần về chờ cơ hội thích hợp. Ít lâu sau, Triệu đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu - con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của Mị Châu, Trọng Thủy bèn dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần và đánh cắp đem về cho cha. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Thua cuộc, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu tiến về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Vua cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy tìm theo về lông ngỗng thì thấy xác Mị Châu, hối hận mà tử tự. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng.

Trước hết là bi kịch mất nước. Ban đầu, vua An Dương Vương là người có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc. Vua được sự trợ giúp của thần Kim Quy đã xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, chế tạo ra nỏ thần để đánh đuổi quân xâm lược của Triệu Đà. Khi ấy, ông là một vị vua anh minh, sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng. Tưởng rằng đất nước sẽ ngày càng phồn thịnh, nhân dân được hưởng ấm no. Nhưng chỉ sự vì sự chủ quan mà An Dương Vương đã để mất nước vào tay Triệu Đà.

Bi kịch mất nước của An Dương Vương trước hết bắt nguồn từ quyết định đồng ý hôn ước của Trọng Thủy và Mị Châu. Không thể đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà tìm cách hòa hoãn để nghĩ cách lâu dài. Hắn cho người sang cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy - con trai mình. Vua An Dương Vương cả tin, không hề phòng bị. Theo phong tục Âu Lạc, Trọng Thủy về ở rể. Ở đây, chính An Dương Vương đã rước rắn về nhà, làm lộ bí mật quân cơ mà ông lại không hề hay biết. Vua không phòng bị, còn Mị Châu ngây thơ cũng chẳng nghi ngờ. Sau một thời gian chung sống, Mị Châu hết lòng tin tưởng chồng. Trọng Thủy bèn tìm cách dò hỏi về nỏ thần. Biết được bí mật, hắn tìm cách đánh cắp rồi lấy cớ về nước thăm cha để đem nỏ thần về. Nguy cơ mất nước ngày càng lớn.

Triệu Đà lấy được nỏ thần lập tức đem quan sang tiến đánh Âu Lạc. Vua An Dương Vương dù đã nghe tin nhưng vẫn chủ quan, tâm lý ỷ lại vì cho rằng có nỏ thần. Chính vì điều đó mà ông đã thất bại trong tay Triệu Đà. Cuối cùng đất nước bị xâm lược. Sai lầm không còn cơ hội sửa chữa. Bản thân An Dương Vương phải đem theo Mị Châu chạy trốn, bị giặc đuổi giết, tình cảnh vô cùng thảm hại. Phía trước là biển lớn, phía sau là quân giặc, ông không còn cách nào đành cầu cứu Rùa Vàng. Thần hiện lên cho biết rằng kẻ thù của ông lại chính là con gái Mị Châu: “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. Dù đau đớn nhưng An Dương Vương vẫn rút kiếm ra chém chết Mị Châu. Sự thức tỉnh lúc này đã quá muộn màng, đất nước đã rơi vào tay giặc.

Tiếp đến là bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu - một cô công chúa ngây thơ. Vì tình yêu mà khiến cho đất nước rơi vào cảnh khốn đốn. Mị Châu đã không ý thức được trách nhiệm với đất nước. Mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân. Đó cũng là suy nghĩ chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nàng lấy Trọng Thủy theo hôn ước. Trong quá trình chung sống, hai người vô cùng hạnh phúc và hòa thuận. Ngược lại, Trọng Thủy lại là một kẻ mưu mô, tiếp cận với nàng chỉ vì muốn có được bí mật của nỏ thần. Trong suốt những ngày tháng sinh sống, Trọng Thủy dần nảy sinh tình cảm với nàng. Tuy vậy, trọng trách giữa một bên là chữ hiếu, một bên là chữ tình khiến Trọng Thủy vô cùng mâu thuẫn. Cuối cùng, hắn vẫn chọn chữ hiếu, lừa Mị Châu để đánh cắp nỏ thần đem về cho cha. Thậm chí còn dẫn binh lính theo dấu lông ngỗng để truy sát An Dương Vương.
Vũ Đại Dương
chấm điểm cho mình nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×