Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
Biển - trời là hình ảnh thiên nhiên vô biên, vô tận, thường được dân gian ví với công lao to lớn của cha mẹ không gì so sánh được. Bởi vì, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Trong tâm khảm của con cái, cha mẹ lúc nào cũng là hình ảnh cao quý mà bổn phận làm con phải tôn kính. Vậy tại sao cô gái trong bài ca dao này lại Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời? Phải chăng những hủ tục, luật lệ phi lí đầy rẫy trong xã hội phong kiến đã ràng buộc, ngăn cản mối tình của cô. Trong trường hợp này, có thể là cha mẹ không chấp thuận tình yêu ấy vì hai nhà không môn đăng hộ đối? Hay vì núi sông cách trở? Hay vì cha mẹ đã trót hứa gả con gái cho một nơi nào đó? Tất cả mọi lý do trên đều là rào cản đối với tình yêu và hôn nhân của cô gái.
Nghệ thuật so sánh phóng đại đã đặc tả nỗi lo sợ ám ảnh thường xuyên trong tâm hồn cô gái đang yêu. Hai câu ca dao cuối bài thể hiện tâm trạng hoang mang, buồn bã:
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.
Hình ảnh mây bạc tượng trưng cho mối tình đẹp đẽ, thắm thiết của cô gái với chàng trai. Tình yêu của họ trong sáng quá, nhưng cũng mong manh quá! Nó lơ lửng giữa trời, biết đi đâu, về đâu? Sự khắc nghiệt của hoàn cảnh đã ngăn trở tình yêu, cho dù tình yêu mãnh liệt đến chừng nào. Linh cảm bất an xuất hiện trong tâm trạng của cô gái. Cô ngậm ngùi, cay đắng khi nghĩ đến tình yêu mà hai người đã dày công vun đắp khó có thể tồn tại trước những trở lực vô hình, hữu hình của gia đình và xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |