Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 6
01/01/2022 12:17:03

So sánh điểm giống nhau của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

so sánh điểm giống nhau của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 





 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.087
0
0
syk
01/01/2022 12:19:59
+5đ tặng
1. Nền văn minh Ai Cập và nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại: Nội dung so sánh Văn minh Ai Cập Văn minh Lưỡng Hà Vị trí địa lý và đặc điểm cơ bản. Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Đồi núi bao bọc nên sống khép kín, ưa hòa hiếu, ko thích chiến tranh. Là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát thuộc Tây Á. Địa hình mở, ko có biên giới hiểm trở nên thường xảy ra chiến tranh, tranh giành vùng đất tốt hơn. Do vậy cư dân Lưỡng Hà hiếu chiến hơn cư dân Ai Cập. Khí hậu: Mang tính sa mạc, khô cằn Ôn hòa, thuận lợi trồng cây lương thực Đất đai: 90%sa mạc, 10% đất trồng trọt Phì nhiêu, màu mỡ do 2 con sông bồi đắp Tài nguyên: Dầu mỏ, khí đốt Đất sét Địa hình: Hai miền rõ rệt: Thượng và Hạ Ai Cập Bình nguyên Dân cư: Ngày nay chủ yếu là người Arập; Thời cổ đại: Libi, da đen, Xêmit di cư từ Châu Á đến. Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume, sau đó là người Accat thuộc tộc Xêmit đến từ vùng thảo nguyên Xyri, và người Amôrit. Kinh tế: - Nông nghiệp: chủ đạo là cây lương thực và cây đay - Nền kinh tế tự cấp, tự túc. - Thủ công nghiệp: tương đối phát triển (rèn đúc kim loại). - Thương nghiệp: Chậm phát triển - Nông nghiệp: Chủ đạo là cây lương thực - Nền kinh tế phát triển mạnh dưới thời Hamurabi. - Thủ công nghiệp: Tương đối phát triển (rèn đúc vũ khí). - Thương nghiệp: Phát triển mạnh. Các thời kỳ lịch sử của nền văn minh 1.Thời kì TảoVương quốc (khoảng 3200 - 3000 năm TCN) 2.Thời kì Cổ Vương quốc (khoảng 3000 - 2200 năm TCN) 3.Thời kì Trung Vương quốc (khoảng 2200 - 1570 năm TCN) 4.Thời kì Tân Vương quốc (khoảng 1570 - 1100 năm TCN) 5. Thời kì Hậu Vương quốc (khoảng 1100 - 31 năm TCN) 1. Những nhà nước của người Xume (thành bang): Vào khoảng đầu thiên kỷ III TCN; 2. Accat: (khoảng Thế kỷ XXIII TCN); 3. Vương triều III của Ur (2132-2024 TCN); 4. Cổ Babilon: (khoảng nữa đầu thế kỷ XXIII đến năm 729 TCN thì trở thành một bộ phận của Atxiri) 5. Tân Babilon (từ năm 626 TCN đến sau năm 562 TCN) và Ba Tư (từ năm 550 TCN đến năm 328 TCN) Những thành tựu chủ yếu 1. Chữ viết, văn học: Sáng tạo ra chữ tượng hình, sau đó hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Chữ tượng hình được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất thế giới. 2. Tôn giáo: Theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. 3. Kiến trúc điêu khắc: Kim tự tháp, tượng nhân sư… vật liệu chính là đá. Điêu khắc gồm tượng và phù điêu, có nhiều cảnh múa hát, sản xuất; 4. Khoa học tự nhiên: * Về thiên văn: Vẽ được bản đồ sao. Tính được một năm có 365 ngày. Một năm có 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước. * Về toán học: Dùng hệ đếm cơ số 10. Thành thạo các phép tính cộng trừ. Tính số pi = 3,14. * Về Y học: Giỏi việc ướp xác và biết chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc1. Chữ viết, văn học: Sáng tạo ra chữ tượng hình nhưng có sự sáng tạo hơn người Ai Cập, chữ hài thanh. Dùng que vót nhọn để viết trên đất sét, gọi là chữ tiết hình. Văn học gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi. 2. Tôn giáo: Thờ rất nhiều loại thần, nhưng do nhiều thành bang nên vị trí các thần trước sau phức tạp hơn Ai Cập, đồng thời hình thành nên tầng lớp thầy cúng. 3. Luật pháp: Là nơi có những bộ luật sớm nhất thế giới, quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi. 4. Kiến trúc và điêu khắc: Kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa…vật liệu chính là gạch, đất sét. Điêu khắc gồm tượng và phù điêu, có nhiều cảnh chiến tranh, săn bắn. 5. Khoa học tự nhiên: * Về toán học: Lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm, thành thạo 4 phép tính; biết căn số, phân số, lũy thừa, phương trình 3 ẩn; chu vi, diện tích nhiều loại hình. * Về thiên văn học: Xác định được đường hoàng đạo, biết được chu kỳ của một số hành tinh như mặt trăng, sao thủy, hỏa, thổ, mộc tinh. Đặt ra âm lịch năm có 12 tháng, 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu tương đối chính xác. * Về Y học: Biết chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày ... Phương pháp chữa bệnh gồm có cho uống thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, kể cả giải phẫu nhưng chưa thoát khỏi những quan niệm về mê tín, vẫn nặng về cúng bái. Tóm lại những đặc điểm chính: - Do những điều kiện thuận lợi của mình, người Ai Cập đã sáng tạo nên một nền văn minh vào loại sớm nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử thế giới cổ đại với nhiều thành tựu trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. - Mặc dù khá khép kín, tuy nhiên nhưng thành tựu văn minh của Ai Cập bằng nhiều con đường khác nhau đã có sự giao lưu với nền văn minh Lưỡng Hà cùng thời và nhiều thành tựu của nền văn minh Ai Cập đã được nền văn minh Hy – La sau đó học tập và phát triển. Công trình vĩ đại kim tự tháp là di sản văn minh cổ xưa nhất, đồ sộ nhất còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. - Khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những thành tựu văn hóa ấy, nhất là về các mặt như chữ viết, văn học, toán học, thiên văn đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn minh khu vực và thế giới. - Trong khi đối với người Ai Cập quan tâm đến thần thánh nên phóng đại hình ảnh cũng như các bức tượng thần thánh của họ thì người Lưỡng Hà lại quan tâm đến cái tính chất của các vị thần; - Khả năng chế tác các công cụ lao động, đồ trang trí và vũ khí với mức độ tinh xảo cao đã làm cho việc buôn bán của người Lưỡng Hà ngày càng phát đạt. Nhưng cũng chính từ việc chu du buôn bán cũng làm cho người Lưỡng Hà có sự pha trộn nhiều hơn, làm trung tâm giao lưu văn hóa giữa các khu vực; đồng thời cũng là tiền đề cho Bộ luật Hamurami ra đời (vì mua bán cần có sự thỏa thuận và thống nhất các vấn đề); tiếp theo đó là các phát minh về cân đong, đo đếm; tiền .v.v chủ yếu để phục vụ cho sự trao đổi, mua bán qua lại với nhau. 2. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa cổ đại: Nội dung so sánh Văn minh Ấn Độ Văn minh Trung Hoa Vị trí địa lý và đặc điểm cơ bản. Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại gồm cả vùng đất ở các nước Ấn Độ, Pakixtan, Nêpan, Bănglađét ngày nay. Lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà (dài 5464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Khí hậu: Do có địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Thiên tai khắc nghiệt nhiều khi tàn phá cuộc sống, nhưng có lúc lại rất thuận lợi. => Tính 2 mặt của tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống văn hóa Ấn Độ vốn vừa khổ hạnh trầm tư (khi khó khăn), vừa hồn nhiên, phóng khoáng (khi thuận lợi), thấm đượm màu sắc tâm linh, luôn coi trọng các giá trị tinh thần. Khí hậu Trung Quốc phức tạp và đa dạng, đại bộ phận thuộc khí hậu ôn đới và á nhiệt đới; miền nam khí hậu nhiệt đới; miền đông là vùng gió mùa, ẩm ướt, mưa nhiều; miền tây nhiều núi, khí hậu khô hanh. Đất đai: Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Đêcan rộng lớn, tạo điều kiện cho khai thác khoáng sản và phát triển chăn nuôi. Rộng lớn, đa dạng. Khi mới thành lập Trung Quốc chỉ là một vùng đất nhỏ ở lưu vực sông Hoàng Hà. Tài nguyên: Nhiều khoáng sản Nhiều khoáng sản. Địa hình: Đa dạng Đa dạng Dân cư: Gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ yếu cư chú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư chú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập... Họ dần dần đồng hóa với các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là một vấn đề hết sức phức tạp. Cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ, nói tắt là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau này. Còn cư dân ở phía Nam Trường Giang thì khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán. Đến thời Xuân Thu, các tộc này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. Kinh tế: - Nông nghiệp: trồng lúa nước là chủ đạo, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc trong gia đình - Thủ công nghiệp: tương đối phát triển (biết chế tác các đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí, chế tạo vũ khí). - Thương nghiệp: Đã có sự trao đổi giữa các công xã và các nước lân cận - Nông nghiệp: trồng lúa nước là chủ đạo, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc trong gia đình - Thủ công nghiệp: phát triển mạnh (biết chế tác các đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí, chế tạo vũ khí). - Thương nghiệp: có sự giao thương mua bán khá tốt với các nước. Các thời kỳ lịch sử của nền văn minh 1.Thời kì cổ - trung đại: Có 4 thời kỳ lớn * Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN) * Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN) * Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII. * Ấn Độ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX. 1.Thời kì cổ đại: Có 3 thời kỳ lớn * Thời Hạ Vũ (từ thế kỉ XXI-XVI TCN) * Thời Nhà Thương (từ thế kỉ XVI-XII TCN) * Thời Nhà Chu (từ thế kỉ XI-III TCN). 2. Thời kỳ trung đại (từ năm 221 TCN đến năm 1911): Là lịch sử hơn 2000 năm thống trị của các vương triều phong kiến ở Trung Quốc. Những thành tựu chủ yếu 1. Chữ viết, văn học: Sáng tạo ra loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm, ghi vần. Đến khoảng thế kỷ V TCN thì xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi. * Văn học thì gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi. 2. Tôn giáo: Là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Tôn giáo có một vai trò ảnh hưởng bao trùm lên mọi mặt đời sống cư dân Ấn Độ. 3. Kiến trúc điêu khắc: Nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến thời vương triều Môrya, nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa, tháp, trụ đá... 4. Khoa học tự nhiên: * Về thiên văn: Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ năm năm thì thêm 1 tháng nhuận. Biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính. Tác phẩm thiên văn học cổ nhất của Ấn Độ là quyển Xitđanta (Siddhantas) ra đời vào khoảng thế kỷ V TCN. * Về toán học: sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. Tính chính xác số  là 3,1416, phát minh ra đại số học và biết tính diện tích nhiều hình. * Về Y học: Có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác. Biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận v.v... * Ngoài các ngành nói trên, người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, Sinh học, Nông học... do đó đã phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da v.v...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Kanz
01/01/2022 12:56:12
+4đ tặng

Giống nhau:

Ấn Độ, Ai Cập và Lưỡng Hà cả 3 đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Khác nhau: ở vị trí địa lí:

Lưỡng Hà: Nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rat ( Euphrates) và Ti-go-rơ.

Là vùng bình nguyên

Ai Cập: Nằm ở phía đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin

Phía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung hải

Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát

Phía tây và đông giáp sa mạc

Ấn Độ:Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông

Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-aDãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo