Câu 2:
a) Các bạn học sinh trên ảnh đã vi phạm luật giao thông: không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe điện tham gia giao thông; sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
Theo quy định pháp luật, khi người điều khiển phương tiện hoặc người ngồi sau xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng cách thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện là người dưới 16 tuổi thì còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Theo quy định của pháp luật người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự như xe mô tô, xe gắn máy khi đang tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không gây ra tai nạn giao thông thì chỉ bị phạt tiền mà không bị tước Giấy phép lái xe.
b) Tình trạng học sinh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông vẫn diễn ra, với các lỗi chủ yếu như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, phần đường, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, đi hàng hai, hàng ba, đánh võng... gây mất trật tự an toàn giao thông và nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Theo các nghiên cứu về an toàn giao thông thì hiện nay số vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh - sinh viên chiếm gần 90%. Nguyên nhân chính vẫn là ý thức tham gia giao thông ở lứa tuổi này còn rất kém, trong khi sự thay đổi phương tiện từ đi bộ, đi xe đạp sang xe điện và xe máy càng góp phần gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông ở các đối tượng này.
Để nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng, hình thành ý thức tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật cho mỗi học sinh khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước hình thành “văn hóa giao thông” trong mỗi người khi tham gia giao thông.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông đã có nhiều biện pháp tuyên truyền được áp dụng. Việc lồng ghép phổ biến luật giao thông vào các hoạt động cộng đồng, văn hóa văn nghệ của học sinh sinh viên làm cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu và gần gũi. Ngoài các biện pháp như sửa đổi các văn bản quy chuẩn an toàn giao thông; cải thiện các công trình, tổ chức lại giao thông quanh trường học hay kiểm soát phương tiện đi lại của học sinh thì phương pháp tuyên truyền đang mang lại hiệu quả khá cao trong nâng cao ý thức, văn hóa giao thông trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, ngoài chuẩn bị kỹ về nội dung, hình thức tuyên truyền cũng được các đơn vị trong lực lượng chú trọng như: Tổ chức giao lưu, ngoại khóa... giúp các em học sinh nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.
Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh cần nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần phối hợp tốt với nhà trường, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, nhắc nhở con trẻ để các em hiểu việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng, hạnh phúc cho chính mình, người thân và xã hội mà còn là thước đo văn minh, ý thức, sự hiểu biết của mỗi người.