Đối với trẻ nhỏ, môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ đã cố gắng hạn chế tối đa cho con tiếp xúc với các thứ nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi hiếu động thì dù có lập rào chắn cũng không tránh được tình huống đáng tiếc xảy ra. Do đó, nắm rõ một số cách sơ cứu cho trẻ khi gặp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ. Dưới đây là những cách sơ cứu các tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần phải nắm rõ trong lòng bàn tay.
1. Sơ cứu khi bé nghẹn, hóc
- Cách 1: Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, mẹ có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.
Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé (Ảnh minh họa) - Cách sơ cứu thứ hai: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người cha mẹ, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.
Lưu ý:
- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được, nói được thì giữ nguyên thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
- Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
2. Sơ cứu khi bé bị bỏng
Khi con bị bỏng, nhiều cha mẹ học theo mẹo của dân gian là sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Tuy nhiên đây không phải là một cách hay để sơ cứu khi trẻ bị bỏng.
Việc nên làm:
- Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.
Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút (Ảnh minh họa)
- Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.
- Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.
Lưu ý:
- Không làm bể các vết bỏng bọng nước vì có thể làm vết bỏng nhiễm trùng nặng thêm.
- Không bôi các chất như nước mắm, giấm, mỡ, kem đánh răng, bùn non lên vết bỏng sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng nặng.
- Không cần thiết phải cữ ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, thịt gà, rau muống, cam vì ăn những thực phẩm này không hề gây sẹo. Trái lại, nếu kiêng cữ quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng, đặt biệt là chất đạm khiến vết bỏng chậm lành
- Không dùng các loại băng có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng.
3. Sơ cứu bé bị điện giật
Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật. Do đó bố mẹ cần tỉnh tảo và nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Trong khi chơi đùa trẻ rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật (Ảnh minh họa)
- Hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, người lớn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.
- Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn.
- Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
Lưu ý:
- Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm. Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện.
4. Sơ cứu bé bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn.
Việc nên làm:
- Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
- Đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
- Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
- Bổ sung oresol cho bé. Nôn mửa, đi ngoài nhiều khiến các bé mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt lả. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý:
- Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.
- Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.
- Tuyệt đối không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn bị tống hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.
5. Sơ cứu bé khi bị vật sắc nhọn đâm
Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.
Viêc nên làm:
- Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.
- Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.
Lưu ý:
- Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương.
- Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu.
Nắm rõ những cách sơ cứu cho trẻ ngay tại nhà là điều kiện kiên quyết để bố mẹ có thể giúp bé phần nào thoát khỏi những nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con thì bố mẹ hãy cố gắng trở thành một thầy thuốc giỏi ngay chính trong gia đình mình.
6. Chảy máu cam
Chảy máu mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Mọi người thường gọi hiện tượng này là chảy máu cam.
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng là bố mẹ phải bình tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều hơn. Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kể. Cha mẹ có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần nữa.
Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi cha mẹ thấy con đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
7. Chảy nhiều máu Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.
Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.
Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.
8. Bất tỉnh Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.
9. Tư thế hồi phục Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.
Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.
10. Sốc mẫn cảm Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.
Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.
Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.