LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ của em về một buổi liên hoan văn nghệ

5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.419
8
2
Nhật Tường
09/12/2017 12:45:57
Trường tôi đã có một cuộc giao lưu với những người bị khuyết tật nhưng biết vượt lên bản thân mình để sống. Họ đã đem đến cho cuộc sống, cho mọi người niềm vui, niềm hạnh phúc.

Đầu tiên, tôi biết được họ qua những tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á- một nhà nhiếp ảnh vui vẻ, hòa đồng và đặc biệt nhất là tình yêu và sự cảm thông đối với những người tàn tật. Chú đã đi từ Bắc vào Nam để chia sẻ, cảm thông và lưu giữ lại hình ảnh của những người khuyết tật. Những tấm ảnh tật có hồn với những nụ cười trên môi của họ. Và ngày hôm nay, tôi đã được tận mắt chứng kiến. Những con người bằng xương, bằng thịt chứ không phài qua những tấm ảnh. Nhìn thấy họ, tôi mới cảm thấy mình có một cơ thể toàn diện hơn nhiều. Họ là những người tàn nhưng không phế. Họ không những không mặc cảm với bản thân mình mà còn hòa đồng với mọi người. Như chị Trần Trà My, chị bị liệt đôi chân. Chị không được đi học, chị chỉ biết học qua lời người khác nói. Nhưng cuối cùng, chị đã dùng cái đầu của mình để làm việc. Chị đã cho xuất bản tập truyện ngắn đầu tay với tên gọi “Mơ ước đôi chân thiên thần”. Có thể thấy, chị không những không nhụt chí mà còn rất thành công. Khi giao lưu với chúng tôi, chị cố gắng lắm mới có thể nói cho chúng tôi nghe. Vì căn bệnh liệt đã làm cho chị khó khăn khi nói, khó khăn trong khi viết. Nhưng chị đã vượt lên tất cả để sống. Và cuối tháng này, chị sẽ cho xuất bản tập truyện mới với ba mươi truyện ngắn.

Anh Nguyễn Văn Út cũng là một người bị liệt đôi chân. Nhưng không vì thế mà anh nản lòng. Anh đã vượt qua mọi khó khăn để giờ đây anh là một thợ làm khung ảnh gỗ tài ba. Mới đấy anh vừa kết hôn và vợ anh cũng là một người tàn tật. Anh đã tâm sự với chúng tôi là hiện nay anh đang rất hạnh phúc, tương lai còn đang rộng mở, hãy làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cô Dương Phương Hạnh là một người tài giỏi. Cô bị khiếm thính nhưng cô có thể giao tiếp với người khác thông qua sự mấp máy môi của họ. Cô học rất giỏi, đậu trường đại học bánh khoa khoa hóa học. Sai khi tốt nghiệp kĩ sư hóa học, cô cầm bằng tốt nghiệp đi xin việc làm nhưung không được nhận. Không nản chí, có tiếp tục học thêm tiếng hoa và thường xuyên đến dạy học cho các trẻ em bị khiếm thính. Và nhờ sự nỗ lực của mình, cô không những có việc làm mà còn rất được mọi người yêu mến.

Trong buổi giao lưu còn có cô Kim Hồng bị liệt ở chân, nhưng cô vẫn là một người may áo cưới tài giỏi. Chú Trịnh Công Luận tuy bị liệt cả hai chân nhưng vẫn là một vận động viên điền kinh xuất sắc. Anh Hồ Hoàng TRọng và thầy Dương Huỳnh Thanh Phú đều bị khiếm thị nhưng vẫn góp phần xây đời qua tiếng hát của mình. Riêng thầy Dương Huỳnh Thanh Phú còn là một giáo viên dạy học ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Anh Đoàn Văn Kiên bị khiếm thính nhưng vẫn là một giáo viên giảng dạy tại cao đẳng sư phạm Đồng Nai. Thầy Nguyễn Chỉnh Huấn bị tật ở chân nhưng thầy không những không nản mà còn tấn công vào lĩnh vực dịch thuật và viết báo. Đó là những người khuyết tật trong buổi giao lưu. Nhìn họ tôi cảm nhận được sự mất mát, đau đớn. Nhưng họ không nản lòng. Họ yêu cuộc đời tuy mất mát của họ. Họ cảm nhận được những khó khăn gian khổ trước mắt. Gạt bỏ những cái nhìn không thiện cảm. Và họ tiếp tục sống. Không những sống tốt cho chính bản thân mình mà còn đem đến niềm vui và hạnh phúc cho những con người khuyết tật khác. Đó là một ý chí vươn lên để sinh tồn. Sống để cảm thấy cuộc đời luôn cần có ta, để cảm thấy ta không thừa thãi ở trên đời. Sống là hi vọng, là ước mơ về một ngày mai tuowi sáng. Để cuối cùng của sự khổ đau gian khổ là hạnh phúc, là sự thành công. Một trong những yếu tố đưa đến sự thành công của họ chính là một tinh thần lạc quan, yêu đời. luôn cảm thấy mình có ích cho cuộc sống.

Buổi giao lưu giúp cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa của cuộc sống. Trên con đường thành công không thể không có nghị lực. Hãy luôn sống với một tinh thần lạc quan, yêu đời. Không chùn bước trước những khó khăn thử thách thì ắt hẳn sẽ gặt hái được thành công..............

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
09/12/2017 12:49:16

Hằng năm, cứ vào dịp Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn của các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong trường. Năm nay cũng vậy, buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày tôn vinh quý thầy cô của trường em làm em thật sự ấn tượng.

Mở đầu là những tiết mục văn nghệ của các chi đội 2A và 4C. Các bạn ấy hát thật hay, múa thật đều và dẻo. Sau khi cô Hiệu trưởng đọc diễn văn là lời phát biểu của Trưởng ban đại diện học sinh. Chương trình văn nghệ chào mừng bắt đầu. Đồng ca lớp 4A đã khiến cho tất cả các khán giả trong hội trường trật tự và theo dõi. Các bạn nữ lớp 1B với tiết mục hát múa Đi học. Các bạn ấy rất chăm chút về phần trang phục diễn.

Em rất thích cách các bạn ấy điều khiển những chiếc ô đủ màu sắc. Trông chúng thật bắt mắt làm sao! Nhìn lên sân khấu, ai ai cũng thấy yêu những cô bươm bướm nhỏ 1B. Tiếp đến là tiết mục nhảy aerobic của nhóm lớp 3A và lớp 3B. Những động tác khỏe mạnh và nhanh gọn được các bạn thể hiện đều tăm tắp. Cô Tổng phụ trách còn tiết lộ rằng các bạn ấy chỉ tập bài này trước buổi diễn có 2 tuần. Thật là cảm phục các bạn ấy! Đến tiết mục của cô Hải dạy nhạc, ai ai cũng hào hứng vỗ tay. Cô thật đẹp trong chiếc áo dài màu hồng phấn, tiếng hát cô ngân vang với bài Khúc ca người giáo viên.

Một tiết mục đơn ca đặc sắc nữa đến từ chi đoàn 5B, bạn Tú Linh hát bài Bụi phấn khiến mọi người đều xúc động. Khép lại buổi biểu diễn văn nghệ là tiết mục hài kịch của chi đoàn em, chi đoàn 3C, khiến mọi người đều cảm thấy vui nhộn, sôi nổi. Chúng em lần lượt mang những bó hoa tươi thắm lên tặng các thầy cô và chụp ảnh lưu niệm. Buổi mít tinh kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong tiếng vỗ tay và reo hò của học sinh toàn trường.

Bằng lời ca tiếng hát của mình, các bạn học sinh đã tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của mình. Em rất vui và thích thú với những buổi biểu diễn văn nghệ như vậy tại trường. Hi vọng rằng các dịp kỉ niệm tiếp theo trường em cũng sẽ có những tiết mục văn nghệ đặc sắc như năm nay.

Kể về một buổi biểu diễn văn nghệ mà em được xem – Bài làm 3

Hôm đó là sáng chủ nhật vui tươi, hớn hở ở rạp xiếc Trung Ương, em được đi xem xiếc cùng Cẩm Tú, Khánh Hòa và Lan Phương. Vừa bước vào rạp, cả bốn chúng em đã lóa mắt vì những ánh đèn bảy sắc cầu vồng hắt vào sân khấu và từ hội trường xuất hiện một nghệ sĩ xiếc. Ba, bốn, năm, sáu trái bóng được tung lên từ tay nghệ sĩ và đó chính là màn mở đầu của chương trình " Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012". Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục đắc sắc như: xiếc thú, ảo thuật, hề, uốn dẻo, đu dây,…….Tiết mục nào cũng đặc sắc nhưng tiết mục nuốt kiếm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em. Vừa nghe tên tiết mục em đã thấy hồi hộp, hấp dẫn rồi. Sau mỗi tiết mục, màn biểu diễn đều có những tiếng nói cười và những tiếng vỗ tay làm bốc cháy cả sân khấu. " Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012" là buổi biểu diễn hồi hộp và hấp dẫn nhất mà em từng được xem. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn đề được mẹ cho đi xem buổi biểu diễn hồi hộp tiếp theo

4
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
09/12/2017 12:49:50

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.

5
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
09/12/2017 12:50:20
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn luu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.
Đây là buổi biêu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
09/12/2017 19:19:34

Trong một năm học trường tôi tổ chức rất nhiều buổi biểu diễn văn nghệ, nhưng để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua.

Quá trình tập luyện văn nghệ để biểu diễn đã diễn ra nhiều ngày trước đó. Ngay từ buổi sáng hôm đó cả trường đã nhộn nhịp chuẩn bị. Các thầy khiêng bàn, ghép bàn thành một sân khấu cao ở cuối sân, rồi treo phông màn, màu đỏ với hàng chữ vàng cắt dán khéo léo “Buổi văn nghệ mừng ngày 20-11, được giăng lên trông trang trọng và lôi cuốn mọi người như một sân khấu nhỏ của đội văn nghệ chính cống vậy! Những “diễn viên nhí” lo tập duyệt lại các tiết mục của mình trong những phong học, cửa đóng kín mít nhưng tiếng hát vẫn vang ra nên không thể giấu được những bạn tò mò, tinh nghịch cứ dán mắt vào những khe cửa để xem trước! Còn ở phòng giáo viên cũng vậy, cửa phòng cũng… đóng kỹ, các cô các thầy đang duyệt lại mấy bài hát và dường như có cả một vở kịch nữa! Đến bốn giờ thì tất cả đâu vào đấy. Loa phóng thanh, micrô, ampli đã đầy đủ, dưới sân khấu thì ba hàng ghế dài được xếp thẳng tắp. Các đại biểu và thầy cô giáo đã đến đông đúc. Học sinh từ từ cũng ngồi chật cả mấy dãy ghế. Thỉnh thoảng, một vài chiếc váy đầm xanh đỏ, đính thêm hoa, kim tuyến, đầu cột nơ xinh xinh lại chạy vụt qua khiến bao nhiêu con mắt lại đổ dồn theo. Ấy là các “diễn viên nhí” đấy.

Đúng 8h sáng buổi biểu diễn văn nghệ chính thức bắt đầu. Cô tổng phụ trách Đội, với chiếc áo dài vàng thêu hoa bước lên sân khấu nói lời khai mạc, cảm ơn quý vị đại biểu đến tham dự và cô giới thiệu tiết mục đầu tiên. 

Tiết mục đầu tiên ra mắt thật ấn tượng, đó là tiết mục hợp ca “Bông hồng tặng cô” do toàn thể học sinh lớp 8A, lớp xuất sắc về mọi mặt, cùng hát. Đệm theo là tiếng trống, tiếng đàn tài nghệ của hai thầy dạy âm nhạc càng làm cho bài hát thêm sức lôi cuốn và xốn xang lòng người. Xong tiết mục ấy là tiết mục múa của lớp 6A. Thế là hai tốp nữ sinh váy đủ màu sặc sỡ, đầu cột nơ hồng, trên gương mặt lại điểm thêm một chút phấn với môi son trông mới xinh làm sao! Ai cũng trầm trồ khen ngợi! Rồi tiếng hát vang lên, các điệu múa cũng bắt đầu theo tiếng hát. Những cánh tay xinh xinh nhịp nhàng đưa lên đưa xuống, qua lại, rồi những động tác uốn người thật dẻo, thật đều cứ thế cho đến hết bài. Tiếng hát vừa dứt cũng là lúc các bạn đã xếp xong thành hàng ngang, duyên dáng cúi đầu chào. Thế là tiếng vỗ tay nhất loạt vang lên kéo dài đến hai phút đồng hồ! 

Mọi người lo vỗ tay mải miết, đến khi nhìn lên sâu khấu thì cô Kim Thoa, giáo viên toán của trường đã bước ra sân khấu tự lúc nào với chiếc áo dài màu thiên thanh thật nhã. Cả sân trường im phăng phắc. Từng âm điệu, lời ca của bài “Quê hương” như thấm dần vào từng mạch máu, thớ thịt của mỗi người xem. Những lúc cô lên bổng xuống trầm, nét mặt phúc hậu của cô như giãn ra, bộc lộ rõ tình cảm đối với bài hát mà cô thích nhất vậy. Bài hát vừa kết thúc, một tràng pháo tay giòn giã. Nhiều tiếng yêu cầu cô hát lại lần nữa đồng thanh vang lên, vang lên. Cô cúi đầu chào mọi người rồi lui vào bên trong. Cứ như thế, hết tiết mục này đến tiết mục khác, nhờ chuẩn bị kĩ càng nên đều được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Đặc biệt, gần cuối chương trình có tiết mục xiếc, ảo thuật của thầy Hòa mới là tuyệt diệu! Thầy cũng mặc áo gi-lê, mang giày Tây bóng lưỡng, đầu đội chiếc mũ mà chiều sâu của nó đến hai ba gang tay. Thầy cũng vẽ mặt hề, mới bước ra sân khấu, không ai nín nổi phải bụm miệng cười. Màn đầu tiên thầy tung hứng banh. Thầy tung hứng rất điệu nghệ, kéo dài đến ba bốn phút mà chẳng quả banh nào chạm đất! Cứ sau mỗi màn biểu diễn, thầy lại nhận được những tràng pháo tay thật giòn. Em thích nhất là màn biểu diễn biến chiếc khăn tay thành chim bồ câu trắng! Rõ ràng thầy giở chiếc mũ sâu từ trên đầu xuống, thầy đưa cho mọi người thấy rõ trong ấy chẳng có gì cả, còn chiếc khăn tay trắng mới cáu thấy rút từ túi áo ra. Thế mà bàn tay kì diệu của thầy Hòa sau khi xếp khăn rồi tung lên, lại xếp và bỏ vào nón thì trong nháy mắt, một con bồ câu trắng muốt được thầy lấy ra từ chiếc mũ ấy. Nó đứng trên vành mũ, vươn đôi cánh rồi tung bay lên trời! Vài bạn chạy lên tặng hoa và ôm hôn thầy thắm thiết. Đó cũng là tiết mục cuối cùng. Tràng pháo tay tạm biệt kéo dài mãi mới nhỏ dần. Các lớp và các thầy cô đã biểu diễn hết tiết mục của mình, trời cũng đã trưa, buổi biễu diễn kết thúc trong không khí náo nhiệt của mọi người.

Buổi biểu diễn văn nghệ diễn ra thật ấn tượng, em cũng như mọi người ra về trong tâm trạng hân hoan với niềm vui khó tả. Em hi vọng trong buổi biểu diễn văn nghệ sau trường em sẽ có nhiều tiết mục hấp dẫn hơn nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư