Bài làm 1
Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình” "khuấy" mãi không thành khối. Với “Đây thôn Vĩ Dạ” ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.
Thôn Vĩ Dạ được biết đến như sông Hương, núi Ngự… của xứ Huế. Bởi vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhiều tên tuổi như Nguyễn Bính, Bích Khuê, Nguyễn Tuân… đều nảy sinh cảm hứng về xứ sở này.
Nếu như mỗi tình yêu đều gắn với một thời gian và không gian cụ thể, thì mỗi hình ảnh của nhân vật trử tình trong bài thơ đều gắn với thiên nhiên và con người thôn Vĩ với những kỉ niệm khó phai mờ.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Đây là lời trách yêu, một sự dỗi hờn thể hiện nỗi ngóng trông da diết của cô gái ở thôn Vĩ. Là lời nói dịu dàng chứa đầy yêu thương ấy chính đã gây xôn xao, đã trở thành giai điệu và phát ra lời nói.
Ở câu thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhanh chóng có mặt ở không gian Vĩ Dạ. Đây là một cuộc hành trình trong tâm thức nhà thơ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Cái nắng được miêu tả “nhìn nắng hàng cau” song hành với một cái nắng tinh khôi mới mẻ khiến nhà thơ phải reo lên như con trẻ “nắng mới lên”; “nắng” được thắp trên những hàng cau. Du khách thấy được nắng hàng cau và càng đến gần khu vườn càng thấy màu xanh ngọc của là cây.
Đôi mắt thi nhân đang ở trên khu vườn thôn Vĩ, như đang muốn xé toạc vòm trời đen để nhìn thấy bình minh nắng mới diệu kì thắp lên từ thôn Vĩ Dạ. Nơi có người mình thương nhớ như là một nơi ẩn chứa phép màu cổ tích.
“Vườn ai mướt qua xanh như ngọc”
Đã “vườn ai mướt quá” lại còn phát hiện ra cái “mướt quá” ấy còn “xanh như ngọc”. Tất cả đều non tơ và xanh như ngọc cho ta cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận được thanh âm của những chiếc lá ngọc. Vì “vườn ai” có phải chính là vườn em, là ta thấy khuôn mặt của em trong khu vườn ấy.
Đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta bắt gặp nhiều hình tượng, một thế giới vừa thực vừa ảo. Bởi thế, thật khó tin nhưng Hàn Mặc Tử đã gặp lại chính mình với gương mặt chữ điền thời còn là chàng trai trên đất Huế.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Thi sĩ của trăng muốn yêu một tình yêu trong trắng, một tình yêu đắm say thì phải trở lại là con người của ngày hôm qua, con người trong quá khứ, hẳn phải là nhà thơ đa tình phong lưu thời còn làm bạn với Huế. Phải chăng Hàn Mặc Tử đang muốn quên mình trong hiện thực phũ phàng để đươc yêu thêm lần nữa, yêu nhiều hơn nữa?
Lá trúc phải chăng đang ngăn cách tình người? Làm "Gió theo lối gió, mây đường mây", tạo nên "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay" đưa đến tâm trạng hy vọng mong manh mà thất vọng tràn trề: "Có chở trăng về kịp tối nay" và kết lại trong lời trách móc:
"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Hàn Mặc Tử đã khắc họa bức tranh vườn quê thôn Vĩ qua nỗi lòng nuối tiếc bâng khuâng về một mối tình dở dang rồi chạm vào tâm khảo lớp lớp thế hệ Việt Nam trong một tâm trạng nhớ thương. Với 4 câu thơ trong khổ thơ đầu, cảnh nói lên tình, tình buồn thấm sâu vào cảnh vật, và nếu đặt khổ thơ trong cảm hứng chung của cả ta mới cảm nhận được đúng tình và ý thi nhân.
Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử –
Bài làm 2
“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi với cái đuôi chói lòa rực rỡ”. Trong làng thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn. Thơ Hàn có sự đan xen cả những gì thân thuộc, thanh khiết nhất, cả những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất… Trong thế giới đó, trăng, hoa, nhạc, hương hòa lẫn với linh hồn, yêu ma. Đằng sao diện mạo thơ hết sức phức tạp ấy, ta thấy hằn lên tình yêu mãnh liệt đến đau đớn hướng về cuộc đời. In trong tập “Thơ Điên”, “Đây thôn Vĩ Dạ” là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử mà vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời như thế.
“Đây Thôn Vĩ Dạ” bắt đầu câu hỏi khá đặc biệt: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Mới đọc, ta ngỡ đây là lời hỏi của Hoàng Cúc hay một cô gái Huế nào đó. Nhưng trong bức thư gửi Hàn Mặc Tử, ta không thấy Cúc hỏi như vậy. Vậy đây là lời tự hỏi lòng mình của Hàn Mặt Tử hay nhà thơ đang tưởng tượng ra một lời hỏi như thế? Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là lời hỏi vọng lên từ trái tim của thi sĩ và chất chứa biết bao nhiêu nỗi niềm. Một nỗi nhớ nhung, da diết, một niềm khát khao trở về khắc khoải, một nỗi tiếc nuối đến ngậm ngùi, xót xa. Chữ “về’ được nhà thơ dùng khá tinh tế. Nhờ chữ ấy mà ta biết, với Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ là nơi chốn thân thuộc, yêu thương gắn bó biết mấy nhưng chớ chêu thay, càng thân thương bao nhiêu thì nỗi nhớ nhung khát khao càng khắc khoải bấy nhiêu
Sau lời tự hỏi lòng mình rất tự nhiên, những kí ức về vườn Vĩ Dạ bỗng thức dậy, ùa về trong tâm tưởng của thi sĩ. Vườn Vĩ Dạ vốn đẹp và rất thơ, qua lăng kính của một tình yêu say đắm và tuyệt vọng, vườn Vĩ Dạ càng lộng lẫy hơn, phút chốc trở thành nơi nên thơ đầy quyến rũ: “Nhìn nắng hàng cao, nắng mới lên”. Vĩ Dạ là xứ sở của cau, những hàng cau thẳng tắp, cao vút vươn mình lên đón nắng ban mai là một nét đẹp làm đắm say bao du khách đến đây. Từng có một thời gian gắn bó với thôn Vĩ, nhớ về Vĩ Dạ ngay lập tưc, những ấn tượng về nắng hàng cao nắng mới lên bỗng ùa về trong trang thơ của Hàn. Hình ảnh “nắng hàng cau mới lên” gần gũi , giản dị mà hội tụ bao vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết của vườn Vĩ Dạ. Nắng mới lên là nắng ban mai, nắng của buổi bình minh dịu dàng, tinh khôi. Lại là thứ nắng đọng trên những tàu cau xanh mướt đẫm sương đêm nên lại càng thêm lung linh, rạng ngời hơn. Hương nắng mới quện với hương cau thoang thoảng dịu ngọt, thanh cao biết mấy. Điệp từ “nắng” gợi hình và tạo nhạc. Có cảm giác từng chùm nắng xuyên qua tàu cau nhảy nhót rồi cứ dâng đầy,dâng đầy khắp mảnh vườn. Cả mảnh vườn chan hòa trong biển nắng lung linh. Từ “nắng” đứng đầu hai vế câu thơ khiến lời thơ du dương, ngân nga như một tiếng reo thầm. Có phải chăng trong khoảnh khắc này, vẻ đẹp thanh khiết lộng lẫy của Vĩ Dạ đã mê hoặc Hàn Mặc Tử khiến thi sĩ quên đi thực trạng đau thương này.
Dưới nắng sớm, vườn VĨ Dạ tắm trong nắng sớm bỗng trở thành chốn nước non thanh tú: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Tính từ “mướt” và hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã cộng hưởng tạo nên vẻ đẹp đầy sức lôi cuốn của vườn Vĩ Dạ. Một màu xanh mượt mà, non tơ, óng mả đến nuột nà phủ lên khắp khu vườn. Cả khu vườn tựa như một viên ngọc bích không lồ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa ra ánh sáng xanh non ấy. Trước vẻ đẹp tinh khôi, thanh tú ấy, thi sĩ không thể kìm nén sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, trầm trồ. Chữ “quá” trong thơ đã dồn nén cảm xúc ấy của thi sĩ. Xong đi liền với sự ngỡ ngàng trầm trồ là nỗi u hoài xót xa. Từ “em” gần gũi thân thương bao nhiêu thì từ “ai” xa vời, mông lung bấy nhiêu. Vườn Vĩ Dạ đẹp lộng lẫy này tưởng như đang hiện ra trước mắt, đang nằm trong tầm tay mà hóa ra lại xa vời vô vùng. Nõ đã thuộc về ai đó, đã thuộc về thế giới ngoài kia. Nó đang tuột khỏi tầm tay mình, nhòa mờ trước mắt mình.
Khép lại khổ thơ đầu tiên là hình ảnh thơ hàm chứa nhiều tầng nghĩa xâu xa: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh thơ này đã châm ngòi cho cuộc tranh luận nảy lửa của giới phê bình nghiên cứu văn học. Người ta đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau cho câu thơ này. Tuy nhiên, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài, có thể hiểu câu thơ vừa gợi tả gương mặt của người thôn VĨ và người trở về thôn Vĩ. Trong quan niệm thẩm mĩ của người dân xứ Huế, mặt chữ điền là gương mặt của người phụ nữ phúc hậu, đoan trang:
Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo xanh mặc ngoài
Lòng em có đất, có trời
Có câu nhân nghĩa, có lòng thủy chung
Hiểu thư thế, hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền gợi lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, kín đáo, e ấp của người cô gái Huế. Lại có thể hiểu mặt chữ điền ở đây là gương mặt của người trờ về thôn Vĩ, và người đó không ai khác ở đây chính là Hàn Mặc Tử. Có thể, Hàn Mặc Tử chợt bồi hối nhớ lại cái ngày xa Huế, tập gái quê tìm đến nhà Hoàng Cúc ở Vĩ Dạ mà chỉ dám đứng ngoài vén cành trúc ngóng vọng vào mà thôi. Cũng có thể thi sĩ tưởng tượng ngày được trở về thôn Vĩ nhưng cũng có khác nào kí ức xưa, chỉ dám vé cành trúc che ngang khuôn mặt mà lặng ngắm khu vườn thần tiên. Hàn Mặc Tử thường chi dám trở về cuộc đời một cách vụm trộm, thầm kín hư vậy. Ẩn trong hình ảnh thơ là cả niềm yêu đời mãnh liệt của một tâm hồn trĩu nặng mặc cảm chia lìa, bị cự tuyệt.
Với Hàn Mặc Tử, vườn Vĩ Dạ chẳng khác nào một thiên đường, một mảnh vườn địa đàng không còn thuộc về mình nữa. Trở về Vĩ Dạ bỗng trở thành một ước muốn quá tầm với, một khát khao quá tầm tay. Cảnh đẹp lộng lẫy mà tình buồn xót xa.
Bài làm 3
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng người cũng một cách rất tự nhiên sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài thơ “ Đây thôn vĩ dạ”, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ.
Không giống với các bài thơ khác,mở đầu bài thơ “ đây thôn Vĩ Dạ” lại không phải là một câu miêu tả hay câu cảm thán, mà là câu hỏi tu từ:” Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Cảm hứng của bài thơ được khơi nguồn từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc, viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả ùa về, lại khơi gợi ra những nỗi nhớ về một miền thơ mộng hữu tình. Mở đầu chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi thôi, nhưng cảm xúc lay động tới độc giả là không hề nhỏ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Lại nói về câu hỏi tu từ ở câu đầu của bài thơ, mở đầu một câu hỏi đã lạ, lại mở đầu với câu hỏi mà không có người trả lời,khiến mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không ở gần, không được một lần về thăm Vĩ Dạ, nhưng bằng với nỗi nhớ diết da đã đưa Hàn Mặc Tử về với quê hương. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc,hờn dỗi của một cô gái như thủ thỉ rằng, sao lâu rồi mà tác giả không về thăm quê lấy một lần. Câu hỏi vốn đưa ra không phải để trả lời, mà gợi ra cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nó giống như một lời mời gọi, vừa như là một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả lâu không về thăm thôn Vĩ. “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như một lời tự vẫn, tự trách móc mình.
Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa màu sắc rực rỡ, lại vừa có hình ảnh của những cành trúc đung đưa trước ngõ nhà ai. Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Không trực tiếp ở Vĩ Dạ, nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết khiến tác giả có thể tưởng tương ra cảnh chính mình đang đặt bước chân về với quê hương thân yêu. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế, ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh, không chỉ đẹp mà còn có tính gợi. Mọi thứ như đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh nắng sớm mai. Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ lại vừa dịu dàng, như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời mọc. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó với ngôn từ “ nắng mới lên thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo,không một chút gợn của một ngày dài đã trải qua
Tác giả như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ, và với biện pháp so sánh, những vườn tược nơi đây đã trở thành những thứ mà dưới con mắt của một người nghệ sĩ được hóa thành chốn hữu tình:” vườn ai mướt quá xanh như ngọc” . dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm tốt tưới, từ “ mướt” được sử dụng ở đây quả thật không quá chút nào, xanh mướt, mơn mởn và đầy sức sống. Nhịp thơ uyển chuyển kết hợp với từ ngữ mang tính tượng hình cao, cảnh vật nơi đây như càng thêm huyền bí,đẹp đẽ, vừa có màu của nắng mới lên, vừa có màu xanh mướt của những khu vườn, mọi thứ đều tươi mới, đầy nhựa sống. Câu cuối của khổ 1 gợi ra nhiều suy nghĩ và liên tưởng nhất:” Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Phải chăng là hình ảnh lá trúc đang sà xuống những khu vườn vuông vắn tươi đẹp của xứ huế, hay những cành trúc đang buông mình trước cửa của những ngôi nhà xứ Huế. Đâu đấy lại gợi ra vẻ e ấp của cô gái Huế với khuôn mặt phúc hậu, gợi ra vẻ đẹp duyên dáng mà cũng kín đáo.
Chỉ với 4 câu thơ thôi, mà Hàn Mặc Tử như vừa dẫn chúng ta đi tới thôn Vĩ vậy,một vẻ e ấp. Tươi đẹp hiện ra , rất hài hòa nhưng đúng chất của một Huế thơ mộng. Tất cả chỉ được khơi gợi qua hoài niệm của tác giả nhưng mọi thứ lại trở nên có hồn thanh khiết , đầy sức sống.
Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử –
Bài làm 4
Dòng thơ mở đầu phảng phất chút tình riêng của thi sĩ:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ"
Hàn Mạc Tử có một niềm thương nỗi nhớ da diết đến xứ Huế, xuất phát từ quãng thời gian làm việc ở đây nhưng quan trọng hơn, Huế có người con gái nữ sinh trường Đồng Khánh. Chính vì thế chỉ cần có một chút gì lay động là xứ Huế, thôn Vĩ lại hiện về trong hoài niệm của nhà thơ. Đây vừa là câu hỏi vừa là mời mọc nhưng dường như ở đó có sự hờn trách. Chủ thể trữ tình có thể là người thôn Vĩ, cũng có thể là sự phân thân của tác giả. Hàn Mạc Tử tự phân mình ra thành 2 để vừa hỏi vừa trả lời, hướng tới một thôn Vĩ trông hoài niệm có thể chẳng bao giờ tới được nữa. Lời hỏi không dùng từ "thăm" mà dùng từ "chơi" bởi "thăm" thì mang sắc thái xa lạ, xã giao – còn từ "chơi" gợi một quan hệ thân tình mật thiết hơn. Lời thơ cũng mang một nỗi đau bởi từ "không về" cho thấy những ước mong thề hẹn đã vĩnh viễn xa rời. Mượn hình thức một lời trách hỏi là cách để thi sĩ bày tỏ khao khát được về lại thôn Vĩ vườn xưa người cũ. Dẫu biết là không thể về những sao cứ da diết nhớ mong hoài vậy – câu thơ đầu tiên đã có một sự đối lập tương phản giữa ước ao với hiện thực phũ phàm. Nhưng trên hết, nó mở đường cho thi sĩ làm một cuộc hành trình về Vĩ Dạ trong tâm tưởng. Xứ Huế và thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm thật đẹp:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền".
Vẻ đẹp của vườn nhà thôn Vĩ là sự tổng hòa của nắng, hàng cau, khu vườn, lá trúc…Là sự cân đối cao – thấp, sự hài hòa về màu sắc và thẩm mĩ. Ấn tượng đầu tiên của thi sĩ trong cuộc trở về đó là Vĩ Dạ ngập tràn sắc nắng. Điệp từ "nắng" được lặp lại hai lần giúp người đọc hình dung ra ánh sáng thế giới rực rỡ – đúng là thế giới của hoài niệm, thế giới của tâm tưởng. Trong thơ Hàn Mạc Tử, hoài niệm có lúc ngập tràn nắng như thế: "Chị ấy năm nay còn gánh thóc, dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Mùa xuân chín). "Hình ảnh nắng hàng cau" vừa gợi hình ảnh thanh toát, vuốt thẳng rất đặc trưng cho thiên nhiên thôn Vĩ, vừa gợi sự liên tưởng về bước đi của thời gian mà mỗi cây cau là một thước đo, khi cau là loài cây đón những tia sáng đầu tiên trong ngày. Nhân vật trữ tình đã có cái nhìn bao quát từ xa để thu được cả một bức tranh rộng lớn, đã ngước mắt nhìn và nhìn thấy hàng cau trong nắng ban mai, chắc chắn sẽ phát hiện ra những hạt sương long lanh đọng lại trên tàu cau được ánh sáng mặt trời chiếu vào càng trở nên trong trẻo, thanh khiết. "Nắng mới lên" là thứ ánh nắng đầu tiên trong ngày. Buổi bình minh, từ sáng sớm Vĩ Dạ đã đầy nắng rồi. Nó không phải là "nắng ửng" nó miêu tả một sự vận động, sự khởi đầu cho một ngày mới đầy hi vọng.
Nét đặc trưng của Vĩ Dạ là quần thể nhà vườn – những ngôi nhà nhỏ xinh nằm giữa những miệt vườn xanh mát. Thi sĩ đã lại gần hơn với Vĩ Dạ, đã hướng cái nhìn xuống thấp để phát hiện ra vẻ tươi tốt của sắc lá. Cụm từ "mướt quá" miêu tả vẻ thanh tân, mượt mà non tơ trên từng chiếc lá. Câu thơ giống như một tiếng reo vui cùng sự ngỡ ngàng của Hàn Mạc Tử khi lần đầu tiên (và cũng có thể không bao giờ nữa) nhận ra vẻ láng bóng, sơn sắc của cây cối thôn Vĩ. Hình ảnh so sánh: "Xanh như ngọc" gợi ra một màu xanh mát rượi "một màu xanh vừa có sắc lại vừa có ánh". Sắc vàng của ánh nắng cùng sự ngồn ngộn của sắc xanh tạo nên một thế giới trinh bạch không nhuốm bụi trần. Hàn Mạc Tử đã tạo nên một Vĩ Dạ của riêng mình bằng cảm hứng lãng mạn và những vần thơ trong trẻo tươi sáng vô ngần. Đây là điều hiếm gặp trong thế giới "Thơ điên", "đau thương" của hồn, máu, trăng….Và vì thế, Đây thôn Vĩ Dạ trở nên quý giá. Câu thơ cuối là hình ảnh người thôn Vĩ được vẽ ra bằng bút pháp gợi:
"Lá trúc che ngang mặt trữ điền".
Khi hình dung về vẻ đẹp truyền thống của người Việt xưa, chúng ta thường thấy đó là vẻ e ấp, dịu dàng, tình tứ của những gương mặt giấu sau vành nón quai thao hay nón lá. Vậy nên trong vẻ đẹp của con người ở câu thơ thứ tư này có sự gần gũi với thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt của người thôn Vĩ, hay là khuôn mặt của tác giả đang đứng nép mình sau vành lá trúc, chỉ dám đứng từ xa quan sát chứ không dám lại gần? Dù hiểu theo cách nào chăng nữa nó cũng mang ý nghĩa biểu trưng: khuôn mặt đầy đặn, vuông vức phản ánh vẻ đẹp trung thực, phúc hậu của con người.
Tóm lại, khổ thơ thứ nhất của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ miêu tả vẻ đẹp hài hòa của cảnh và người thôn Vĩ, cùng với tình yêu tha thiết của Hàn Mạc Tử hướng về Vĩ Dạ. Tâm trạng của nhà thơ chủ yếu là say mê, gắn bó, tha thiết nhưng vẫn có lúc phấp phỏng lo âu bởi cảnh đẹp, người mong chờ mà "anh" không về được.
Bài làm 5
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ kiệt tác làm nên tên tuổi của thi hào Hàn Mặc Tử. Đọc xong “Đây thôn Vĩ Dạ”, có người cứ mãi vương vấn cái “mờ nhân ảnh” của “khách đường xa”; có người cứ khắc khoải trong lòng câu hỏi “tình ai có đậm đà”, “có chở trăng về kịp tối nay”; hay lại có người mãi man mác buồn theo hình ảnh của “gió theo lối gió, mây đường mây”. Còn riêng tôi, gấp lại những dòng thơ, cứ ẩn hiện mãi hình ảnh làng quê xứ Huế thơ mộng, cùng bóng dáng “mặt chữ điền” sau lá trúc trong khổ thơ đầu:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”…
Nhiều nguồn tin cho rằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được hàn Mặc Tử viết tặng mối tình đơn phương với người con gái Huế mang tên Hoàng Thị Kim Cúc trong những tháng ngày một mình chống chọi với bệnh tật tại trại phong Tuy Hòa. Đó là những ngày tháng cuối đời của một người mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng trong lòng vẫn luôn khắc khoải mong chờ, vẫn gửi hồn thi sĩ mơ về chốn thơ, dáng thơ một làng quê thơ. Đó là khi nhà thơ nhận được một tấm hình có cảnh thuyền và bến, kèm mấy lời hỏi thăm an ủi của người con gái phương xa thôn Vĩ ông thầm thương nhớ. Chẳng thế mà mở đầu bài thơ đã nhuộm màu nhớ nhung, khắc khoải:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Thoạt tiên, ta không biết đây là câu hỏi hay là một lời mời, mà cũng có thể là cả hai. Phải chăng cái hay của ý thơ ở đây chính là cái sự không rõ ràng, không thể phân định ấy? Câu thơ vừa như một câu hỏi, lại vừa như một lời trách móc. Vừa là một lời trách cứ nhẹ nhàng, nhưng cũng lại là một lời mời ý nhị, e ấp của bóng hồng xứ Huế. Nếu là một lời trách cứ, phải chăng đang trách tác giả sao lâu không về thăm thôn Vĩ? Trách người còn nhớ hay đã quên mà chẳng ghé thăm? Nếu nhìn nhận theo hướng này, thôn Vĩ trong câu thơ là một chốn cũ, có người xưa đang mong đợi một vị khách quay lại ghé thăm. Chỉ một câu “sao anh không về” mà nghe lòng nghẹn lại, như thể nó dồn nén tất cả sự chờ mong, khắc khoải đến mỏi mòn, tha thiết. “Anh” ở đây là ai? Là tác giả? Có một chút trách móc, có cả hờn giận vu vơ, nhưng lại có cả mời gọi đón chào. Phải chăng chất Huế đã ngấm vào cả nhịp thơ, khiến câu thơ bỗng trở nên cũng dịu dàng, uyển chuyển như thanh âm của người con gái Huế mang nét đẹp man mác buồn.
Còn nếu nhìn nhận câu thơ theo hướng của một lời mời, thì đây chính là lời mời vừa khéo léo, vừa ngọt ngào, tinh nghịch lại khó chối từ. Như thể nói rằng thôn Vĩ chúng em tươi đẹp lắm, nên thơ lắm, sao anh chẳng về thăm. Và trong những câu thơ sau, quả thực đã vẽ lên khung cảnh thôn Vĩ như một bức tranh thủy mặc, khiến người ta không thể chối từ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”…
Hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt chính là màu của nắng. Nắng sớm trong trẻo rọi bóng những hàng cau đều tăm tắp. Hàng cau là một điểm đặc trưng của các thôn xóm Việt Nam, bởi nhân dân ta đã có tập tục ăn trầu từ ngàn đời nay. Cây cau cũng gắn với rất nhiều câu chuyện về tình yêu đôi lứa mà ông cha ta đã kể từ ngàn đời nay. Không chỉ có thế, hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử còn có thêm cả ánh nắng mới lên buổi sớm, hay chính là biểu tượng của sức sống của niềm vui, của tuổi trẻ và tình yêu. Hình ảnh nắng lặp đi lặp lại hai lần trong một câu thơ càng làm cho khung cảnh trở nên rực rỡ, đầy sức sống, đến mức khiến ta tưởng tượng ra cả những giọt sương được nắng sớm rọi vào, ánh lên màu lấp lánh.
Nhìn ra xa hơn, đó là cả một khu vườn tươi tốt, xanh um. Vườn cây được chăm sóc kỹ lưỡng nên tươi tốt, um tùm đầy sức sống. Tác giả dùng chữ “mướt”, vừa để chỉ sự óng ả, tươi tốt của lá, vừa để chỉ màu xanh ngọc đẹp đẽ của lá. Ở đó ánh lên một sự khỏe mạnh, chứa chan đầy sức sống của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Chỉ một từ mướt cũng đủ làm bật lên vẻ đẹp đến kỳ ảo của sắc xanh vườn tược thôn quê, xanh mướt nghĩa là xanh đều, xanh tươi, xanh đến lấp lánh như thể lá cây còn vấn ướt sương đêm, lại được nắng trong buổi sớm phản chiếu, hắt lên màu xanh như ngọc. Cái sự “xanh như ngọc” là một cách so sánh đầy tượng hình, nếu”mướt” không chỉ gợi màu sắc mà còn gọi cảm giác mềm mại, non xanh mơn mởn thì “xanh như ngọc” mang lại cho người đọc hình dung về cả sức sống lẫn ánh sáng thị giác như thể đang được đứng giữa khu vườn, được nhìn, chạm tay lẫn hít thở hương cây lá tinh khôi.
Khung cảnh thiên nhiên quá đẹp, quá thơ, dường như khiến ta phải thốt lên cảm thán “vườn ai mướt quá” mà lại xanh như ngọc. Nhưng “vườn ai” là vườn của ai? Cách nói lấp lửng, sử dụng đại từ phiếm chỉ độc đáo như thể đã báo trước sự xuất hiện của hình dáng con người. Và không sai, ở câu thơ cuối của khổ, giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, đã có bóng dáng con người xuất hiện, khiến cho cảnh càng trở nên sinh động hơn.
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Trúc là biểu trưng cho người quân tử, lại che ngang khuôn mặt chữ điền của ai đó, có thể là người khách đến thăm thôn Vĩ chăng? Có khi nào là hình ảnh của người nông dân nơi thôn quê thật thà, chất phác đang chăm nom khu vườn mướt xanh như ngọc? Hay là bóng hồng e ấp núp sau lá trúc che ngang của người con gái nơi thôn Vĩ? Phải chăng là người con gái đang đợi chờ?
“Mặt chữ điền” ở đây tuy không được chỉ rõ là hình ảnh của người nông dân, của vị khách đường xa hay là người con gái thôn quê xứ Huế, nhưng giữa cảnh sắc thiên nhiên như mộng, như thơ ấy lại được lồng ghép bóng dáng của con người thật càng trở nên sinh động. Thật là hai hình ảnh thật đẹp, hài hòa, làm cho khung cảnh thêm vài phần thi vị nhưng cũng lại thật gần gũi, mộc mạc đúng chất quê.
Có thể nói “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ viết về tình yêu, nhưng không vì thế mà các chi tiết tả cảnh trở nên mờ nhạt. Ngược lại, trong cảnh có tình, trong tình có cảnh, hòa quyện vào nhau, cảnh đẹp tình buồn, cảnh buồn tình khắc khoải. Cũng giống như tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử, đẹp thì có đẹp nhưng lại quá buồn. Bốn câu thơ đầu khắc họa một bức tranh làng quê mộc mạc nhưng thi vị, nét buồn tuy chưa chấm phá quá nhiều, nhưng không hiểu sao lời trách móc, mời gọi lẫn hình ảnh đôi mắt ẩn khuất sau lá trúc che ngang mặt chữ điền cứ làm ta bâng khuâng, man mác!