-Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và dạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
* Cảm nhận của em về trận đánh sân bay Bạch Mai:
Nói về trận đánh sân bay Bạch Mai, đánh giá về trận đánh này, trong tổng kết lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của Thủ đô Hà Nội viết : "Trận tập kích của tiểu đoàn 108 vào sân bay Bạch Mai là một điển hình thắng lợi về sự phá hủy phương tiện chiến tranh của địch trên chiến trường Bắc Bộ thời kỳ chúng còn đang thế mạnh. Ta với vũ khí trang bị thô sơ, kỹ thuật, chiến thuật còn đang tìm tòi học tập. Nhưng với ý chí quyết tâm cao, được sự chỉ đạo trực tiếp của BCH mặt trận Hà Nội tiểu đoàn 108 đã tìm được lối đánh phù hợp, đạt hiệu xuất chiến đấu cao.
Trận đánh sân bay Bạch Mai là một trận thắng hoàn chỉnh cả về chiến thuật, kỹ thuật, từ khâu lựa chọn mục tiêu, lựa chọn cách đánh, sử dụng lực lượng đến quá trình luyện tập và nổ súng là những kinh nghiệm thiết thực, góp phần vào việc hình thành và vận dụng lối đánh đặc công của quân đội ta sau này".
Trận đánh sân bay Bạch Mai là một chiến công đặc sắc, là niềm tự hào của quân dân Hà Nội đã góp phần xứng đáng vào chiến công oanh liệt của quân dân cả nước đẩy nhanh sự suy yếu của địch.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây những dấu ấn lịch sử còn đọng lại trên các trang sách và những lời ca của bài "Phí trường khói lửa" do đồng chí Ngô Huy Biên sáng tác :
"Trời đông âm u, khuất trong sương mù; một đoàn chiến binh lên đường lập công".
Chiến công này không những được vang mãi trong lời ca ngợi truyền thống hào hùng quân dân Thủ đô mà còn được biến vào tâm thức của các thế hệ con cháu chúng ta luôn biết ơn các anh hùng liệt sỹ và nhân dân đã đổ bao xương máu trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ mới có ngày nay. Ôn lại lịch sử hào hùng không chỉ để nhớ, để biết ơn mà phải hành động cho xứng đáng với mỗi người dân Việt Nam.