Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
03/07/2017 12:06:06

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

7 trả lời
Hỏi chi tiết
29.094
61
23
Huyền Thu
03/07/2017 12:10:34
Phần II:
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nạy, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luồn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba..., vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng một cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
37
18
Huyền Thu
03/07/2017 12:17:43
Phần I
Câu 1:
a) Ngữ liệu trên được trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác giả Thanh Hải, thể thơ năm chữ
b) Nội dung: Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến những điều đẹp nhất cho đời không kể không gian thời gian.
c) Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.
55
6
Đặng Quỳnh Trang
03/07/2017 12:39:02
Nói đến chiến tranh, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khói lửa, bom đạn, đau thương, mất mát. Thế nhưng, đằng sau những tháng ngày máu lửa ấy là những câu chuyện, những kỷ niệm thấm đẫm tình người. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm như thế. Bên cạnh câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh, tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc về nhân vật bé Thu, với tình yêu cha thiết tha, sâu đậm và cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ.

Từ khi bé Thu mới một tuổi, anh Sáu đã thoát li đi kháng chiến. Bảy năm sau, anh trở về nhưng bé Thu không chịu nhận cha. “Nó nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má ! Má !”. Người đọc như cảm thấy được nỗi thất vọng và đau đớn trong lòng anh Sáu khi cái tình người cha bị dội một gáo nước lạnh như vậy. Suốt mấy ngày ở nhà, mặc dù anh Sáu vỗ về, gần gũi đến mấy thì con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “ba”. Mặc dù cả mẹ nó lẫn bà con lối xóm đều nói đó là ba nó, nó vẫn giữ vững lập trường của mình, không chịu thừa nhận điều đó. Dù còn nhỏ nhưng Thu đã có nhận thức rạch ròi, không chịu tin điều gì khi chưa được chứng minh. Nó chứng tỏ cá tính mạnh mẽ của em, nhưng cũng là mấu chốt của những mâu thuẫn trong truyện. Khi bị bắt buộc phải gọi thì nó vẫn cứng đầu và chỉ nói trống không : “Vô ăn cơm !”, “Cơm chín rồi !”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe !”… Suốt tám năm trời anh Sáu đợi một tiếng cha, giờ được nhận lại hai chữ “người ta” đầy lạnh lùng và xa cách, thế có đau xót không ?

Mâu thuẫn của truyện ngày một tăng. Một lần, bé Thu phải cầu cứu người lớn chắt nước nồi cơm giùm. Dù lúc đó rất rối trí, nó vẫn chì nói trống không : “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !”, “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !” Chỉ cần một tiếng “ba” thôi là nó sẽ thoát khỏi thế bí. Thấy con bé loay hoay một cách tội nghiệp, người đọc ai cũng nghĩ rằng chắc lần này con bé phải chịu thua. Nhưng không ! Nó vẫn nhất quyết không chịu gọi và tự mình “nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ” ! Sự thông minh và đáo để của con bé khiến người đọc chợt mỉm cười. Đó cũng chính là cái mầm sâu kín sau này sẽ làm nên một cô giao liên kiên cường, dũng cảm. Đến đấy, người đọc lại một lần nữa chạnh lòng khi nhận ra rằng, nó vẫn chưa chịu nhượng bộ, chưa chịu nhận ba. 

Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm trong bữa cơm. Khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, “nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra”. Không những không chịu nhận ba, bé Thu còn không chịu nhận cả sự quan tâm của anh, thậm chí còn chống đối. Đến khi bị đánh, nó không khóc, mà “cầm đũa gắp cái trứng cá bỏ vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Tưởng chừng như con bé đang cố kìm những giọt nước mắt để tỏ ra là một người mạnh mẽ. Dù bướng bỉnh, ương ngạnh, nó vẫn chỉ là một đứa trẻ. Nhưng dù vậy, những hành động của con bé cũng không thể chấp nhận được. Nó vô tình khiến người đọc cảm thấy ghét con bé, ghét sự lạnh lùng và cứng đầu của nó. 

Nhưng đừng vội trách bé Thu, hãy trách chiến tranh. Chính chiến tranh đã chia rẽ hai cha con. Người lớn cũng không thể ngờ được phản ứng của nó để chuẩn bị tinh thần trước. Chính cái thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh ấy lại là biểu hiện của tình yêu tha thiết của Thu đối với cha. Nó không nhận anh Sáu vì anh không giống hình người cha trong bức ảnh chụp với má. Cô bé chỉ hành động đơn thuần để bảo vệ hình ảnh người cha ấy mà thôi. Điều đó cho thấy nó dành cho người cha mình một tình yêu vô cùng sâu sắc, tha thiết dù chưa từng gặp mặt. Đến khi biết được sự thật, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Rồi chính nó lại bảo ngoại đưa nó về. Sáng hôm đó, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có mà “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Con bé cảm thấy có lỗi và hối hận. Nó muốn được chạy lại và ôm ba nó nhưng lại không dám vì biết mình đã làm ba giận. Không biết ba có tha lỗi cho mình không, con bé cứ đứng đó với biết bao cảm xúc rối bời trong lòng. 

Thế rồi đến lúc anh Sáu ra đi, khi anh tưởng không thể nghe được tiếng gọi của con thì con bé bỗng kêu thét lên : “Ba…a…a…ba !”. Tiếng gọi đó đã được Thu kìm nén trong lòng suốt bảy, tám năm trời. Và giờ đấy nó vỡ òa ra, còn người đọc thì nghẹn lại xúc động. “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. Tội nghiệp con bé, lúc nó chịu nhận ba thì ba lại phải đi. Sau bao nhiêu năm, tình yêu của con bé bùng ra, cuống quýt, hối hả, xen lẫn sự hối hận. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa.” Vâng, nó hôn lên cả vết sẹo đã khiến nó hiểu nhầm và không chịu nhận ba. Tình yêu ấy thật chân thành, tha thiết và sâu sắc vô cùng. “Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run.” Một suy nghĩ mới ngây thơ làm sao, tội nghiệp làm sao ! Đến đây, cả người kể lẫn người đọc đều cảm thấy khó thở, nghẹn ngào như có ai nắm lấy trái tim mình. Dường như lúc đó, Thu không còn nghĩ đến điều gì nữa ngoài ba nó và khát khao mãnh liệt muốn giữ ba ở lại bên mình. Hình như nó có một linh cảm lờ mờ nào đó rằng nếu nó buông tay, nó sẽ không còn được gặp ba nó nữa.

Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công nhân vật bé Thu bằng sự hiểu biết của mình về tâm lý trẻ em cũng như cách xây dựng tình huống hợp lí. Qua những hành động và suy nghĩ hợp với lứa tuổi của em, nhà văn đã miêu tả tâm lý và tính cách cô bé rất tự nhiên và sinh động, cho thấy sự am hiểu của ông về trẻ em. Bên cạnh đó, tình huống bất ngờ - bé Thu không chịu nhận ba – cũng giúp tính cách nhân vật hiện ra sắc nét, ý nghĩa tư tưởng phát lộ toàn diện. Kết hợp điều đó với những tình huống được sắp xếp hợp lí trong truyện đã giúp nhà văn lôi cuốn được người đọc cũng như làm nổi bật những nét đặc trưng của nhân vật – tình yêu cha tha thiết và cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi. Mâu thuẫn của truyện càng tăng, nhân vật càng hiện ra rõ nét, gần gũi và chân thật hơn với người đọc. Nhờ những điều đó mà nhân vật bé Thu được thể hiện có chiều sâu và trọn vẹn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật cũng như cách xây dựng tình huống hợp lí, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật bé Thu với cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi và tình yêu cha sâu sắc, thiết tha. Dù chiến tranh đã kết thúc, nhưng bài ca về tình phụ tử trong “Chiếc lược ngà” vẫn chưa bao giờ chết. Nó luôn ở đó và nhắc nhở chúng ta rằng, hãy trân trọng những gì mình đang có, ta không thể biết được khi nào ta sẽ mất đi những điều thân thương nhất. Có những thứ khi mất đi rồi sẽ không bao giờ lấy lại được, hãy yêu thương khi chưa quá muộn.
23
7
~Akane~
03/07/2017 13:05:21
Phần I
a) Ngữ liệu trên được trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác giả Thanh Hải, thể thơ năm chữ
b) Nội dung: Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến những điều đẹp nhất cho đời không kể không gian thời gian.
c) Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.

II
Nói đến chiến tranh, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khói lửa, bom đạn, đau thương, mất mát. Thế nhưng, đằng sau những tháng ngày máu lửa ấy là những câu chuyện, những kỷ niệm thấm đẫm tình người. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm như thế. Bên cạnh câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh, tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc về nhân vật bé Thu, với tình yêu cha thiết tha, sâu đậm và cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ.

Từ khi bé Thu mới một tuổi, anh Sáu đã thoát li đi kháng chiến. Bảy năm sau, anh trở về nhưng bé Thu không chịu nhận cha. “Nó nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má ! Má !”. Người đọc như cảm thấy được nỗi thất vọng và đau đớn trong lòng anh Sáu khi cái tình người cha bị dội một gáo nước lạnh như vậy. Suốt mấy ngày ở nhà, mặc dù anh Sáu vỗ về, gần gũi đến mấy thì con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “ba”. Mặc dù cả mẹ nó lẫn bà con lối xóm đều nói đó là ba nó, nó vẫn giữ vững lập trường của mình, không chịu thừa nhận điều đó. Dù còn nhỏ nhưng Thu đã có nhận thức rạch ròi, không chịu tin điều gì khi chưa được chứng minh. Nó chứng tỏ cá tính mạnh mẽ của em, nhưng cũng là mấu chốt của những mâu thuẫn trong truyện. Khi bị bắt buộc phải gọi thì nó vẫn cứng đầu và chỉ nói trống không : “Vô ăn cơm !”, “Cơm chín rồi !”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe !”… Suốt tám năm trời anh Sáu đợi một tiếng cha, giờ được nhận lại hai chữ “người ta” đầy lạnh lùng và xa cách, thế có đau xót không ?

Mâu thuẫn của truyện ngày một tăng. Một lần, bé Thu phải cầu cứu người lớn chắt nước nồi cơm giùm. Dù lúc đó rất rối trí, nó vẫn chì nói trống không : “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !”, “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !” Chỉ cần một tiếng “ba” thôi là nó sẽ thoát khỏi thế bí. Thấy con bé loay hoay một cách tội nghiệp, người đọc ai cũng nghĩ rằng chắc lần này con bé phải chịu thua. Nhưng không ! Nó vẫn nhất quyết không chịu gọi và tự mình “nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ” ! Sự thông minh và đáo để của con bé khiến người đọc chợt mỉm cười. Đó cũng chính là cái mầm sâu kín sau này sẽ làm nên một cô giao liên kiên cường, dũng cảm. Đến đấy, người đọc lại một lần nữa chạnh lòng khi nhận ra rằng, nó vẫn chưa chịu nhượng bộ, chưa chịu nhận ba. 

Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm trong bữa cơm. Khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, “nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra”. Không những không chịu nhận ba, bé Thu còn không chịu nhận cả sự quan tâm của anh, thậm chí còn chống đối. Đến khi bị đánh, nó không khóc, mà “cầm đũa gắp cái trứng cá bỏ vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Tưởng chừng như con bé đang cố kìm những giọt nước mắt để tỏ ra là một người mạnh mẽ. Dù bướng bỉnh, ương ngạnh, nó vẫn chỉ là một đứa trẻ. Nhưng dù vậy, những hành động của con bé cũng không thể chấp nhận được. Nó vô tình khiến người đọc cảm thấy ghét con bé, ghét sự lạnh lùng và cứng đầu của nó. 

Nhưng đừng vội trách bé Thu, hãy trách chiến tranh. Chính chiến tranh đã chia rẽ hai cha con. Người lớn cũng không thể ngờ được phản ứng của nó để chuẩn bị tinh thần trước. Chính cái thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh ấy lại là biểu hiện của tình yêu tha thiết của Thu đối với cha. Nó không nhận anh Sáu vì anh không giống hình người cha trong bức ảnh chụp với má. Cô bé chỉ hành động đơn thuần để bảo vệ hình ảnh người cha ấy mà thôi. Điều đó cho thấy nó dành cho người cha mình một tình yêu vô cùng sâu sắc, tha thiết dù chưa từng gặp mặt. Đến khi biết được sự thật, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Rồi chính nó lại bảo ngoại đưa nó về. Sáng hôm đó, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có mà “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Con bé cảm thấy có lỗi và hối hận. Nó muốn được chạy lại và ôm ba nó nhưng lại không dám vì biết mình đã làm ba giận. Không biết ba có tha lỗi cho mình không, con bé cứ đứng đó với biết bao cảm xúc rối bời trong lòng. 

Thế rồi đến lúc anh Sáu ra đi, khi anh tưởng không thể nghe được tiếng gọi của con thì con bé bỗng kêu thét lên : “Ba…a…a…ba !”. Tiếng gọi đó đã được Thu kìm nén trong lòng suốt bảy, tám năm trời. Và giờ đấy nó vỡ òa ra, còn người đọc thì nghẹn lại xúc động. “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. Tội nghiệp con bé, lúc nó chịu nhận ba thì ba lại phải đi. Sau bao nhiêu năm, tình yêu của con bé bùng ra, cuống quýt, hối hả, xen lẫn sự hối hận. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa.” Vâng, nó hôn lên cả vết sẹo đã khiến nó hiểu nhầm và không chịu nhận ba. Tình yêu ấy thật chân thành, tha thiết và sâu sắc vô cùng. “Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run.” Một suy nghĩ mới ngây thơ làm sao, tội nghiệp làm sao ! Đến đây, cả người kể lẫn người đọc đều cảm thấy khó thở, nghẹn ngào như có ai nắm lấy trái tim mình. Dường như lúc đó, Thu không còn nghĩ đến điều gì nữa ngoài ba nó và khát khao mãnh liệt muốn giữ ba ở lại bên mình. Hình như nó có một linh cảm lờ mờ nào đó rằng nếu nó buông tay, nó sẽ không còn được gặp ba nó nữa.

Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công nhân vật bé Thu bằng sự hiểu biết của mình về tâm lý trẻ em cũng như cách xây dựng tình huống hợp lí. Qua những hành động và suy nghĩ hợp với lứa tuổi của em, nhà văn đã miêu tả tâm lý và tính cách cô bé rất tự nhiên và sinh động, cho thấy sự am hiểu của ông về trẻ em. Bên cạnh đó, tình huống bất ngờ - bé Thu không chịu nhận ba – cũng giúp tính cách nhân vật hiện ra sắc nét, ý nghĩa tư tưởng phát lộ toàn diện. Kết hợp điều đó với những tình huống được sắp xếp hợp lí trong truyện đã giúp nhà văn lôi cuốn được người đọc cũng như làm nổi bật những nét đặc trưng của nhân vật – tình yêu cha tha thiết và cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi. Mâu thuẫn của truyện càng tăng, nhân vật càng hiện ra rõ nét, gần gũi và chân thật hơn với người đọc. Nhờ những điều đó mà nhân vật bé Thu được thể hiện có chiều sâu và trọn vẹn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật cũng như cách xây dựng tình huống hợp lí, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật bé Thu với cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi và tình yêu cha sâu sắc, thiết tha. Dù chiến tranh đã kết thúc, nhưng bài ca về tình phụ tử trong “Chiếc lược ngà” vẫn chưa bao giờ chết. Nó luôn ở đó và nhắc nhở chúng ta rằng, hãy trân trọng những gì mình đang có, ta không thể biết được khi nào ta sẽ mất đi những điều thân thương nhất. Có những thứ khi mất đi rồi sẽ không bao giờ lấy lại được, hãy yêu thương khi chưa quá muộn.
14
5
Đặng Quỳnh Trang
03/07/2017 14:01:24
Câu 1:
a) - Ngữ liệu được trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Tác giả là Thanh Hải.
- Văn bản được viết theo thể thơ năm chữ.
b) ND chính của ngữ liệu là: Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến những điều đẹp nhất cho đời không kể không gian thời gian.
c) Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.
6
5
Tha Nhật Lệ
18/01/2018 20:30:22
Cảm nhận nhân vật bé thu trong đoạn truyện ông Sáu phải đi ra chiến khu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo