Đặc điểm sự vận chuyển các chất qua màng tế bào:
Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp. Sự khuếch tán nước được gọi là sự thẩm thấu.
Có thể khuếch tán bằng 2 cách:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
+ Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng.
Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.
+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.
Sự khác nhau cơ bản giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:
*
Giống nhau:
+ Diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và ngoài tế bào
+ Không làm biến dạng màng sinh chất.
*
Khác nhau:
-
Vận chuyển chủ động:
+ Có tiêu tốn năng lượng
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược gradien nồng độ cần có các kênh protein trên màng
+ Vận chuyển chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
+ Là hình thức vận chuyển chủ yếu của tế bào
+ Ví dụ:cho 2 nhánh A và B,nhánh A có nồng độ dung dịch đường 11%,nhánh B có nồng độ dung dịch đường 5%,để 1 thời gian thì các phân tử nước tự do ở nhánh B đã sang nhánh A.
-
Vận chuyển thụ động:
+ Không tiêu tốn năng lượng
+ Vận chuyển qua màng tế bào tuân theo cơ chế khuyếch tán
+ Khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
+ Không phải là hình thức vận chuyển của tế bào
+ Ví dụ:tại ống thận,tuy nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu (1,2g/l) nhưng glucozo trong nước tiêu vẫn được thu hồi về máu.