Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Trắc nghiệm 5) - Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
480
0
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 14:50:20

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Trắc nghiệm 5)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Sinh học 12

Thời gian: 15 phút

Câu 1: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là:

A. Số lượng mèo rừng tăng ⇒ số lượng thỏ tăng theo.

B. Số lượng mèo rừng giảm ⇒ số lượng thỏ giảm theo.

C. Số lượng thỏ tăng ⇒ số lượng mèo rừng tăng theo

D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.

Câu 2: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:

A. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khac nhau trong ngày.

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 4: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:

A. cộng sinh

B. trung tính

C. Hội sinh

D. ức chế- cảm nhiễm

Câu 5: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:

A. Cạnh tranh (về nơi đẻ)

B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)

C. Hội sinh

D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 6: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm

B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.

C. cá khai thác quá mức động vật nổi.

D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Câu 7: Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

A. hội sinh

B. con mồi – vật dữ

C. ức chế - cảm nhiễm

D. cạnh tranh

Câu 8: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. Tỷ lệ nhóm tuổi

B. Tỷ lệ tử vong

C. Tỷ lệ đực cái

D. Độ đa dạng

Câu 9: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?

A. Hải quỳ

B. Vi khuẩn lam

C. Rêu

D. Tôm

Câu 10: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn

B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.

C. Sâu bọ sống trong các tổ mối

D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm

1 2 3 4 5
D B D C D
6 7 8 9 10
C D D B D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×