Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhận xét gì về chính sách của Thiên Hoàng Minh Trị?

1. em có nhận xét gì về chính sách của thiên hoàng minh trị
2. em hãy nhận xét về chính sách đối nội đối ngoại của nhật cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.185
21
8
nguyễn trà my
04/11/2018 20:17:59
câu 1
Nhận xét :
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện phương thức cải cách theo hướng TBCN.
=> Cuộc Duy Tân Minh tri là cuộc CM Dân chủ TS không triệt để do Liên minh quý tộc - tư sản tiến hành "từ trên xuống" còn nhiều hạn chế.
Đánh giá :
Mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật Bản có nền Công Thương Nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
3
nguyễn trà my
04/11/2018 20:19:10
câu 2
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:
-Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
-Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
*Về xã hội:
-Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
-Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
-Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
*Về chính trị:
-Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
-Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
-Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
7
3
Chymtee :"v
04/11/2018 20:19:19
cuộc duy tân minh trị ở nhật bản năm 1868 là một trong những bước ngoặt lớn của đất nước nhật bản. là con đường mới đưa nhật bản thoát khỏi tình hình đói nghèo lạc hậu cũng như trở thành thuộc địa của các nước đế quốc, cuộc duy tân minh trị là cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa vào cuối thế kỉ 19 đầu 20
+ Về chính trị : NHẬT HOÀNG ĐÃ TUYÊN BỐ THỦ TIÊU CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ . thành lập chính quyền mới tiến bộ hơn. Thực hiện quyền bình đẳng và ban bố quyền tự do cho nhân dân. ranh giới cát cứ của các quốc gia bị thủ tiêu , các tước hiệu phong kiến đều bị gỡ bỏ
+ về kinh tế: THỐNG NHẤT THỊ TRƯỜNG lđã làm cho thương nghiệp phát triển một cách nhanh chóng, xóa bỏ độc quyền , thành lập ngân hàng mở rộng ngoại thương . cho tư nhân vay vốn hoặc bán chị trả dần đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ. cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa
+ Về giáo dục: thức hiện chế độ bắt buộc đối với trẻ em , đưa nội dung khoa hoc kĩ thuật vào chương trình ứng dụng đào tạo, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài
+ về quân sự : chủ động xây dựng lực lượng quân sự, trang bị và huân luyện theo kiểu phương tây và tăng cường sản xuất vũ khí
5
2
doan man
04/11/2018 20:22:34
câu 1. Cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, dưới ngọn cờ của Thiên hoàng Mutsuhito (Meiji Tenno, Minh Trị). Sau khi chính quyền phong kiến Mạc phủ Tokugawa bị lật đổ, Thiên hoàng trực tiếp nắm quyền cai trị đất nước.
Đầu năm 1868, Thiên hoàng công bố "Chính thể thư", một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy tân Nhật Bản.
Thực hiện chủ trương trên, nước Nhật đã thống nhất về mặt hành chính dưới quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Ranh giới cát cứ giữa các công quốc bị thủ tiêu, các tước hiệu phong kiến đều bị xoá bỏ.
Luật pháp quy định chính sách và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua bán nông phẩm. Thương nghiệp phát triển nhanh nhờ thống nhất thị trường, xoá bỏ độc quyền, thành lập ngân hàng và mở rộng ngoại thương.
Công nghiệp được khuyến khích bằng các biện pháp như nhà nước cho tư nhân vay vốn hoặc bán chịu trả dần đối với những xí nghiệp loại vừa và nhỏ.
Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc đối với trẻ em, đưa nội dung khoa học và kĩ thuật ứng dụng vào chương trình đào tạo, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài.
Chú trọng xây dựng lực lượng quân sự, trang bị và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, tổ chức hải quân và tăng cường sản xuất vũ khí.
"Hiến pháp 1889" quy định Nhật Bản theo chính thể quân chủ lập hiến. Mặc dù không triệt để, duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản. Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 95) và Nga - Nhật (1904 - 05), Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc.
Cuộc duy tân Minh Trị có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×