Giáo án
Môn: âm nhạc
Chủ đề: Các phương tiện giao thông
Đề tài: Dạy hát: em đi qua ngã tư đường phố (hoàng văn yến)
Nghe hát: nhớ lời cô dặn (hồng ngọc)
TCÂN: đoán tên bạn hát
Độ tuổi: Mẫu giáo bé(3-4 tuổi)
Số lượng: 15-20 trẻ
Thời gian: 15-20 phút
Ngày dạy: 14/4/2014
Người dạy:
Giáo viên hướng dẫn:
I.Mục đích,yêu cầu:
1,kiến thức:
·Trẻ biết tên bài hát “em đi qua ngã tư đường phố”,tên tác giả “Hoàng Văn Yến”
·Trẻ cảm nhận được tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát “em đi qua ngã tư đường phố”, qua bài hát trẻ biết tín hiệu của đèn đỏ là dừng lại và đèn xanh là được đi.
·Trẻ cảm nhận được tính chất vui tươi của bài hát “nhớ lời cô”. Hiểu được nội dung của bài hát:là phải nghe lời cô giáo đi trên vỉa hè không đi dưới lòng đường.
2,kĩ năng:
·Rèn tai nghe âm nhạc cho trẻ
·Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố”.
·Trẻ hát bằng giọng điệu tự nhiên, biết lấy hơi sau từng câu hát, trẻ trả lời không ngọng ngịu
3,Thái độ:
·Sau khi học xong bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố”, trẻ nói được cảm xúc bằng lời, tuân theo luật lệ giao thông và các tín hiệu đường bộ, trẻ hứng thú với trò chơi
·Giáo dục trẻ biết tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và tín hiệu của đèn xanh, đèn đỏ
·Trẻ hứng thú tham gia hoạt động,yêu quý các loại phương tiện giao thông.
II, Chuẩn bị
·Tranh về các phương tiện giao thông đèn xanh, đèn đỏ.
·Đĩa nhạc “em đi qua ngã tư đường phố”, “ nhớ lời cô dặn”.
·Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện cho hoạt động.
III, Tiến hành
Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1.ổn định, gây hứng thú
-“Cô chào tất cả các con, hôm nay cô đến lớp cô
gặp một bạn nhỏ, bạn ấy đã nhờ cô
và lớp mình giải một câu đố đấy, chúng mình hãy lắng nghe câu đố và giúp bạn giải đáp câu đố đấy nhé” :
“Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Đèn nào dừng lại, đèn nào được đi.
Bạn ơi hãy trả lời đi
Đáp nhanh đúng luật cô khen thưởng nào”.
·Chúng mình đã giúp bạn nhỏ trả lời câu đố rồi đấy, cô khen cả lớp nào. Bây giờ các con hãy nhìn lên bức tranh của cô đèn xanh, đèn đỏ thường được đặt ở ngã tư đường đấy ( cô chỉ vào đèn tín hiệu giao thông). Khi chúng mình cùng ông bà, bố mẹ…tham gia giao thông ở trên đường nếu thấy đèn đỏ sáng thì chúng mình dừng lại, khi đèn xanh bật lên chúng mình mới đi tiếp, các con nhớ chưa nào!
2. Dạy hát: “ em đi qua ngã tư đường phố”(Hoàng Văn Yến)
Cô biết một bài hát nói về các bạn nhỏ đang tập chơi đi qua ngã tư đường phố đấy, đó là bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến, sáng tác. Bây giờ chúng mình hãy lắng nghe cô hát nhé!
Cô hát mẫu 3 lần:
·Cô hát lần 1:kết hợp cử chỉ điệu bộ
·Cô hát lần 2:hát với nhạc,giới thiệu nhịp
điệu bài hát
·Cô hát lần 3
Đàm thoại với trẻ để hiểu nội dung bài hát:
+ cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?
+ trên sân trường các bạn nhỏ đang làm gì?
+ khi thấy đèn đỏ bật lên thì chúng mình phải như thế nào?
+ còn đèn xanh bật lên thì phải như thế nào?
Cô cho trẻ hát cùng cô (3-4 lần):
+lần 1 :cô và trẻ hát không nhạc
+lần 2: cô và trẻ hát có nhạc
+ lần 3:Cô dạy trẻ hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm.
(chú ý: cô sửa sai, sửa giọng hát không rõ lời, vỗ tay chưa đúng cho trẻ).cô động viên ,khen ngợi trẻ.
Cho trẻ hát theo nhóm,tổ, cá nhân ( cô sửa sai cho trẻ)
ðGiáo dục trẻ: các con ạ, khi tham gia giao thông trên đường phố, chúng mình phải nhớ đi về phía bên phải, đi trên vỉa hè sang đường ở nơi có vạch qua đường và phải có người lớn đi cùng nhé. Các con nhớ chưa nào!
2.Nghe hát:”nhớ lời cô dặn’’(Hồng ngọc)
Vừa rồi cô thấy lớp mình đã học bài hát “em đi qua ngã tư đường phố” rất là giỏi, các con hát rất là hay. Để khen ngợi lớp mình, cô sẽ tặng các con một bài hát, đó là bài hát “ nhớ lời cô dặn”của nhạc sỹ” Hồng Ngọc”. Các con có thích không nào! Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nhé.
Cô hát 3 lần:
·lần 1: cô hát +cử chỉ điệu bộ
+Lần 2, cô hát đàm thoại củng cố nội dung bài há Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?
+Bài hát do ai sáng tác?
+Bài hát nói về điều gì?
·Lần 3: cô hát với nhạc và làm động tác minh họa, trẻ bắt chiếc theo cô.
2.Trò chơi “ đoán tên bạn hát”
Một trẻ được chọn chơi đội ngũ âm nhạc che kín mắt, đứng ở giữa lớp. Cô chỉ định một bạn khác hát hoặc gõ xắc xô, phách tre, …trẻ bịt mắt, chú ý nghe đoán tên bạn hát, dụng cụ âm nhạc, nếu đoán sai phải nhảy lò cò
Cho trẻ chơi 4 đến 5 lượt ( cô chú ý thay đổi hình thức chơi để gây hứng thú cho trẻ)
4.Kết thúc: cô nhận xét, khen ngợi trẻ, chuyển hoạt động