LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy cho biết con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước đế quốc sau những năm 1929-1933

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.670
2
0
Huyền Thu
17/12/2017 10:55:56
Sau Mĩ, Đức là nước thứ hai sớm lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (cuối 10-1929) nó đã giáng một đòn quyết định vào nền kinh tế Đức, đẩy nước này lâm vào tình trạng suy vong về mọi mặt:
+ Năm 1930, mức sản xuất công nghiệp Đức giảm 8,4% so với năm 1929.
+ Đến năm 1932, khủng hoảng đạt tới đỉnh cao, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với năm 1929, tổng giá trị xuất khẩu của Đức chỉ gần 5,7 tỉ Mác.
+ Năm 1933, bộ máy sản xuất công nghiệp của Đức chỉ sử dụng hết 35,7% công suất, nhiều nhà máy xí nghiệp bị phá sản, gần 7 vạn xí nghiệp vỡ nợ, 8 triệu công nhân thất nghiệp,…
Nguyên nhân khiến cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức diễn ra trầm trọng là do sự phát triển bồng bột của sản xuất công nghiệp Đức trong những năm 1924-1929 nhờ tiền của Mĩ đã không được tiếp tục bằng sự mở rộng của thị trường trong nước, mà đã diễn ra trong tình hình sức mua của người dân ngày càng giảm sút và sự tăng cường bóc lột của bọn tư bản, vì gánh nặng của thuế mã, tiền bồi thường và tiền lãi của các món nợ nước ngoài. Sự lệ thuộc về tài chính đối với tư bản Mĩ và Anh đã làm cho khủng hoảng kinh tế ở Đức thêm sâu sắc. Đức là nước bại trận cho nên nền kinh tế Đức cũng có những bất lợi lớn. Kế hoạch bồi thường cho các nước thắng trận như hai tầng máy ép hút mồ hôi và máu của nhân dân: Giai cấp tư sản Đức bòn rút giai cấp vô sản Đức và tư bản nước ngoài bòn rút nhân dân Đức. Việc bồi thường này làm cho Đức gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Không những thế các nước tư bản còn luôn cạnh tranh với Đức, kìm hãm Đức bằng cách ngăn chặn hàng hóa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ nhất đế quốc Đức đã mất hết thuộc địa và những thị trường độc quyền. Tình hình đó đã làm cho tư bản Đức gặp những khó khăn to lớn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1923 đã làm bộc lộ và tăng cường mạnh mẽ những mâu thuẫn của chủ nghiã đế quốc Đức, mang đến cho nước Đức những thay đổi về kinh tế và chính trị sâu sắc. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng giai cấp tư sản Đức thay vì thực hiện những cải cách đã chuyển sang quân sự triệt để nền kinh tế và đi đến thiết lập chính quyền phát xít.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
Ngọc Diệp
17/12/2017 22:06:06
Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợ nhuận dẫn đến khủng hoảng thừa
Hậu quả: + Tàn phá nặng nền kinh tế châu Âu và thế giới
+ Làm cho mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm
+ Hàng triêu người rơi vào tình trạng đói khổ, thất nghiệp
Biện pháp: + Các nước Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế và xã hội để thoát khỏi cuộc khủng hoảng
+ Các nước Đức, I-ta-li-a phát xít hóa bộ máy chính quyền và phát động chiến tranh đòi phân chia lại thế giới
+ Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giới cầm quyền Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa, gây xâm lược đấu tranh, bành trướng ra bên ngoài

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư