Câu 4:
- Các yếu tố duy vật: Cách làm cột trời, ý chủ quan, do ngày trước ông cha ta canh tác nghề lúa nước, phản ánh sức cải tạo đất, vật chất....
- Các yếu tố duy tâm: Thần Linh, các vị thần, thần Thoại. Phản ánh một phần nào về tâm lý, tâm linh, lý giải những yếu tố không thể giải thích do con người cảm nhận trong dời sống như mây, mưa, sấm sét. Tại sao lại có như bây giờ? ở đâu sinh ra?.... nói chung những yếu tố không giải thích được đều vắn với một vị thần nào đấy.
- Thế giới quan (TGQ): Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. TGQ có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thức. Trong TGQ, những quan điểm triết học, khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ và đôi khi cả quan điểm tôn giáo đóng vai trò quan trọng nhất. Tính chất và nội dung của TGQ được quyết định chủ yếu bởi những quan điểm triết học. Vấn đề chủ yếu trong một TGQ cũng đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học (chủ yếu là quan hệ giữa ý thức và vật chất). Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề này mà người ta phân chia ra hai loại TGQ cơ bản: duy vật và duy tâm. TGQ có tính chất lịch sử vì TGQ phản ánh sự tồn tại vật chất và tồn tại xã hội, phụ thuộc vào chế độ xã hội và trình độ hiểu biết, đặc biệt là khoa học của từng thời kì lịch sử. Trong xã hội có giai cấp, TGQ mang tính giai cấp; về nguyên tắc, TGQ của giai cấp thống trị là TGQ thống trị; nó chi phối xã hội và lấn át TGQ của các giai cấp khác. TGQ không những là sự tổng hợp lí luận và ý nghĩa nhận thức, mà còn rất quan trọng về mặt thực tiễn; nó làm kim chỉ nam cho hành động của con người.
Do vậy so với thời đại mông muội canh tác nông nghiệp và săn bắn luôn gắn với các hiện tượng siêu nhiên.
- "
Sống chết có mệnh, giàu sang do trời''
Khổng Tử chú trọng vào sự tu dưỡng đạo đức cá nhân: "Tu thân, Tề gia, Bình Thiên hạ" và cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ. Ông nhấn mạnh vào Ngũ thường: "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín"; Nhân là lòng từ thiện, Nghĩa là việc nên làm, Lễ là yêu cầu và quy phạm trong việc đối nhân xử thế với người trên và dưới, Trí là trí tuệ, Tín là lòng thành thật, làm đúng những gì đã nói ra. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, chẳng nên để rối loạn. Câu trên phản ánh phần nào trong tư tưởng lập trường cách suy nghĩ của Khổng Tử. Sống chết có mệnh, bạn phải hiểu là cái chết già, chứ con người ta có 3 cái chết là Do mình ngu dốt (tự tử. ...thất tình..), chết do mình thấp kém mà phạm người trên (sống không lễ nghĩa) và chết do người khác mang lại do mình gây ra trong đời sống như thích chọc gậy bánh xe chẳng hạn... giàu sang do trời cũng đúng 1 phần ở đây nói là cái may mắn của tự nhiên đến. Nhiều khi ta hỏi tại sao kẻ ác luôn may mắn giàu sang.. người hiền lành luôn thất bại. Ông cũng chỉ phản ánh được phần nào thôi. Cái ý nghĩ này dễ làm thui chột con người bởi ''biết ăn tiêu'' chi li thì các cụ ta cũng có câu ''đại phú do thiên (may mắn), tiểu phú do cần (chăm chỉ, tiết kiệm)''.
Tóm lại Cách Nhìn Về thế giới quan này (xã hội phong kiến - trọng nam khinh nữ) nghiêng về duy tâm hơn. Về đạo lý con người duy tâm duy linh. Duy vật thì gần như bị thủ tiêu hoàn toàn do hướng dẫn người ta về mặt ý nghĩ đạo đức, tinh thần (siêu hình, không nhìn thấy).