Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình ảnh con sông trong đoạn thơ hiện lên với những đặc điểm nổi bật nào?

Cho hai cau tho:
Dong song lang ngat nhu to
Sao dua thuyen chay, thuyen cho trang theo.
Hinh anh con song trong doan tho tren hien len voi nhung dac diem noi bat nao ? Em cam nhan gi ve tinh cam tac gia gui gam trong do ?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
639
1
0
Cacii
01/01/2019 18:36:12
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Trước mắt ta hiện lên dòng sông quê thân thuộc trong cảnh vắng lặng “như tờ”. Vẫn là “tỷ” của thơ xưa, có điều đây là lối so sánh rút từ cách nói thường ngày của người lao động Việt Nam, chân quê và hồn hậu. Dẫu thế nào thì cái vẻ im ắng của dòng sông trải dài phía trước trong đêm khuya khoắt kia vẫn dễ gợi ra một nỗi buồn trống trải và cô quạnh. Câu kế theo đã đẩy lùi được tâm trạng có phần u ám ấy:
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
Liên tiếp những hoạt động của sao, của trăng và của thuyền (nghĩa là của con người). Từng cặp, từng cặp sinh động và hài hòa: “Sao đưa thuyền chạy”, đồng thời “thuyền chờ trăng theo”. Đã nhiều lần ta bắt gặp ánh trăng trong thơ Bác, song trăng, sao lần này hiện lên có khác: sao tỏ và trăng sáng đến lạ lùng! Thêm nữa Bác không “đối nguyệt” mà Bác nhìn hình ảnh của trăng sao qua sự phản chiếu của mặt sông trong vắt. Sự sáng trong của sông nước, cảnh vật chính là sự phản chiếu cái vẻ sáng trong của tâm hồn và cảm xúc đấy thôi! Ngoại cảnh và tâm tư chan hòa đến độ không thể tách rời. Khi phân tích bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” có người cho rằng Bác phê phán việc biểu hiện cảnh đẹp thiên nhiên trong thơ cổ. Quả câu dịch không sát góp phần tạo ra cách hiểu lệch lạc này:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Nguyên văn chữ Hán là: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ”. Bác chỉ không tán thành cái sự “thiên ái” ấy mà thôi. Còn cảnh đẹp nói chung của thiên nhiên thì quý lắm chứ, chúng xứng đáng trở thành nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật nhất là của thi ca (kể cả nghệ thuật và thi ca cách mạng). Cái quan trọng là nhìn cảnh trí thiên nhiên ra sao kia! Ở đấy, quả có điều gì thật sự mới mẻ. Trong mắt Bác cảnh vật luôn vận động. Lại luôn biến đổi nữa, biến đổi theo quy luật khách quan: “Hết mưa là nắng hửng lên thôi”. Nắng sẽ đến thay mưa, ngày sẽ đến thay đêm, vậy có gì là đáng buồn, đáng bi quan đâu! Hơn thế sự tuần hoàn của tự nhiên đi đôi với những hoạt động, những hành động có chủ đích, có ý thức của con người. Trong câu thơ có trăng, có sao nhưng trên hết và trước hết là có thuyền, thuyền được đặt ở vị trí trung tâm, mọi cái đều hoạt động xoay quanh nó, nhờ sự vận hành của nó. Cấu trúc câu thơ thật rõ: sao – thuyền, thuyền – trăng. Cái nhìn nhân bản của người viết thấm tự bên trong, sâu xa và thấm thía.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
01/01/2019 19:06:43
Cho hai cau tho:
Dong song lang ngat nhu to
Sao dua thuyen chay, thuyen cho trang theo.
Hinh anh con song trong doan tho tren hien len voi nhung dac diem noi bat nao ? Em cam nhan gi ve tinh cam tac gia gui gam trong do ?
- Đoạn thơ gợi lên không khí tịch mịch huyền ảo như dẫn hồn ta trôi vào thế giới cổ tích.
-Nhà thơ ngồi trong con thuyền lặng ngắm cảnh sông nước trăng sao mà bàn hoàn, mà xao động, mà vương vấn cả tâm hồn. Nhiệm vụ phục quốc là sự lo lắng, là nỗi bàn hoàn khôn nguôi
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/01/2019 17:24:16
"Dòng sông lạnh ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy thuyenf chờ trăng theo"
Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai câu thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đáy. Không gian yên tĩnh, thuyền đi về tron đêm. Chỉ có dòng sông, sao, thuyền và người. "Sao đưa thuyền" và "thuyền chờ trăng" là điều không có trong thực tế nhưng là điều hoàn toàn có thực trong cảm giác con người. Thuyền chạy trên sông, người ngồi trên thuyền, chỉ thây sao, trăng là di động, Thuyền như đứng yên. Cảnh tượng ấy chẳng khác nào là người ngồi tên ô tô, xe lửa cảm thấy cảnh vật hai bên lướt nhanh qua cửa xe. Đêm yên tỉnh, mọi vật đều ngủ yên, chỉ có trăng sao cùng thức với người ngồi trên thuyền. Bác tả rất thực và rất hay. Cái hay ở đây là bằng biện pháp nhân hóa thuyền biết "chờ", sao b iết "đưa" rất hữu hình. Trăng , sao và người cùng thức, gắn bó với nhau. Đó là sự hòa quyện giữa bầu trời và mặt nước thiên nhiên và con người. Đi trong đêm, giữa dòng sông lạnh ngắt ấy nhưng con người không lẻ loi, đơn độc. Con gười có trăng sao làm bạn. Đấy chính là tư thế người làm chủ thiên nhiên. Sông nước, đất trời là bầu bạn. Sông nước, trăng sao gắn bó với người. Đó chính là tình yêu thiên nhiên của Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn thường trực ở trong Bác. Trong bài "Cảnh khuya", Bác viết: "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" và "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ". Trăng trong thơ Bác là bầu bạn. Bác yêu trăng, yêu cảnh đẹp. Thiên nhiên luôn gắn bó với Bác. Và, chỉ có con người gắn bó với thiên nhiên, với trăng sao mới viết nên hai câu thơ hay như vậy!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×