Câu 1. Kẻ Chợ là tên gọi khác của đô thị
A. Thanh Hà.
B. Thăng Long.
C. Phố Hiến.
D. Hội An.
Câu 2. Chính sách nào của nhà Mạc góp phần ổn định tình hình đất nước?
A. Dẹp yên các thế lực phong kiến.
B. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Câu 3. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hòan toàn của quân xâm lược Xiêm?
A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn
B. Chiến thắng ở thành Gia Định.
C. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
D. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 4. Nét mới ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVII là
A. xuất hiện các làng buôn.
B. buôn bán các nước châu Á phát triển.
C. xuất hiện các đô thị.
D. buôn bán với phương Tây.
Câu 5. Người đã xin vào Nam trấn giữ Thuận Hóa, mở đầu cho sự nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong là ai?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Uông.
C. Nguyễn Hoàng.
D. Nguyễn Bảo.
Câu 6. Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết cục
A. nhà Lê thất bại.
B. nhà Mạc bị lật đổ.
C. không phân chia thắng bại.
D. nhà Mạc giành và nắm quyền trong cả nước.
Câu 7. Nét mới của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. thủ công nghiệp truyền thống phát triển và đạt trình độ cao.
B. một số làng nghề thủ công mới xuất hiện ở Đàng Trong.
C. làng nghề thủ công nghiệp tăng lên.
D. ra đời các phường hội thủ công.
Câu 8. Hai trung tâm buôn bán sôi động nhất ở Đàng Ngoài thế kỉ XVI – XVIII là Kinh Kì và Phố Hiến. Kinh Kì ngày nay thuộc
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Quảng Ninh.
D. Hưng Yên.
Câu 9. Vị vua đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu viện quân phong kiến ngoại bang nhằm đánh đổ Tây Sơn là ai?
A. Lê Dụ Tông.
B. Lê Hiển Tông.
C. Lê Chiêu Thống.
D. Lê Hiến Tông.
Câu 10. Phong trào Tây Sơn mang tính chất
A. nội chiến.
B. khởi nghĩa nông dân.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. kháng chiến chống ngoại xâm.
Câu 11. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta thông qua
A. thương nhân phương Tây.
B. thương nhân Trung Quốc.
C. giáo sĩ phương Tây.
D. giáo sĩ Ấn Độ.
Câu 12. Điểm mới văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII là
A. văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
B. văn học chữ Hán có phần suy thoái.
C. trào lưu văn học dân gian phát triển rầm rộ
D. văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động.