LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em

3 trả lời
Hỏi chi tiết
357
2
0
Khoa Đỗ
16/09/2018 09:35:01
Truyện Con Rồng Cháu Tiên.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
#Ntnm
16/09/2018 09:51:01
Truyện Tấm Cám:

Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:

“Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị lấm
Chị hụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!”
Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.

Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.

Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.

Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.

Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.

Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:

“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!”
Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:

“Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo.”
Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác trên khung cửi kêu:

“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.”
Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:

“Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”
Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.

Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/09/2018 11:37:23
Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.
Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư