Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi Trung Quốc có hành động xâm chiếm chủ quyền Biển Đông các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã làm gì? Suy nghĩ của em?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
950
0
0
Phùng Việt Hoàng
18/12/2016 15:08:44
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây nhất cũng đã kịp vạch rõ hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông trước khi kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII của Việt Nam kết thúc: "Ở đảo Chữ Thập, Trung Quốc đã bồi lấp thành đảo lớn nhất Trường Sa, rộng tới 49ha, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn là đảo lớn nhất trước đây". Ngày 20/11 trước đó, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa thông qua một nghị quyết tái khẳng định sự cần thiết phải tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nghị quyết H.Res-714 lên án mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây cản trở các quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế. Nghị quyết nhắc nhở Trung Quốc kiềm chế thực thi quyết định Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, coi đây là một hành động đi ngược quyền tự do bay qua không phận quốc tế. Nghị quyết cũng hối thúc Bắc Kinh không có các hành động tương tự tại các vùng biển khác của châu Á-Thái Bình Dương. Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đồng minh, bạn bè của Mỹ và các nước có tranh chấp hãy cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, thông qua việc thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đầu tháng này, nhà báo Llewellyn King vừa viết trên tờ Huffington Post (Mỹ), Trung Quốc đã/đang âm thầm và công khai về chiến lược mới của mình. Một mặt, Trung Quốc gia tăng giao dịch thương mại với các bên tranh chấp và trong một số trường hợp họ đã khá "hào phóng" để phát triển cơ sở hạ tầng của những nước tranh chấp, nhưng không phải trên Biển Đông. Mặt khác, khi bành trướng trên biển, Trung Quốc chú trọng sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển (hải giám), chứ không dùng hải quân. Trung Quốc không ngơi nghỉ trong việc mở rộng việc chiếm đoạt trên các quần đảo và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ những gì gọi là đảo trên Biển Đông. Theo tác giả bài báo, "chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì nó muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến từng đợt ngắn ngủi nhưng không ngưng nghỉ. Đây là cách làm của Trung Quốc không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi mà cả ở những nơi khác. Ban đầu nó siết nhẹ nhàng, sau đó với sức mạnh ngày càng lớn hơn, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn".

Vậy là dư luận hàng ngày vẫn đang "nóng lên" về Biển Đông. Vẫn biết, từ sau vụ Giàn khoan HD981 thì không chỉ riêng Việt Nam, mà ngay cả một số nước ASEAN khác cũng đã may mắn thoát ra khỏi "cơn ngủ đông" kéo dài hơi bị lâu. Giờ đây có lẽ khó có một chính khách nào ở Việt Nam dám tuyên bố như vài năm trước đây, rằng tình hình Biển Đông vẫn yên tĩnh, hay Biển Đông không có gì mới. Bởi vì, sau những tháng Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đều khẳng định, Trung Quốc đã/đang đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nổi trái phép ở bãi đá ngầm Gạc Ma. Ai cũng biết, Trung Quốc chơi trò "giương Đông kích Tây". Một mặt, họ đã đưa (và có thể còn đưa tiếp) giàn khoan trái phép vào vùng biển của Việt Nam, mặt khác, họ âm thầm thực hiện việc biến đảo Gạc Ma và một số bãi đá khác thành các cứ điểm chiến lược về mặt quân sự. Trung Quốc đã không ngần ngại tuyên bố qua Tân Hoa Xã rằng "Trung Quốc xây dựng mở rộng Gạc Ma nhằm thay đổi thế yếu của quân đội Trung Quốc". Trung Quốc cũng không dấu diếm rằng, việc mở rộng Gạc Ma là một bước đệm để máy bay chiến đấu của họ có thể xâm nhập toàn bộ khu vực Trường Sa. Đây chính là ý đồ xây dựng một sân bay án ngự trên Biển Đông. Một khi hình thành được các cứ điểm quân sự ở đây, Trung Quốc không chỉ có thể khống chế quần đảo Trường Sa mà còn tạo thành bàn đạp để "cai quản" toàn bộ Biển Đông.

Các chuyên gia quốc tế đều nhất trí cho rằng những hành vi hiện nay trên các đảo mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ Việt Nam là nhằm để thay đổi hiện trạng và hợp thức hóa cho sự cưỡng đoạt chủ quyền bằng vũ lực đối với các bãi đá ngầm ấy. Cần khẳng định rõ, các bãi đá ngầm ấy thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép bằng vũ lực, điều mà luật pháp quốc tế nghiêm cấm. Vì sự chiếm đóng bất hợp pháp như thế, nên đã hơn 40 năm qua, không một quốc gia nào công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Đảo bị chiếm quyết không thể là đảo bị mất. Mọi hoạt động của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa là hoàn toàn phi pháp. Tuy nhiên, đấy lại là "các neo" rất quan trọng để Trung Quốc thực hiện những tham vọng chưa bao giờ từ bỏ đối với việc biến Biển Đông thành "ao nhà" của họ. Đặc biệt là đối với việc hiện thực hóa đường lưỡi bò đầy tham vọng của mình. Vì một khi chuyển Gạc Ma thành đảo thì nó sẽ kết nối các điểm chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc thành một chuỗi điểm đảo trên Biển Đông. Đó chính là cơ sở để Bắc Kinh đòi hỏi các yêu sách của mình về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Trên căn bản ấy, Trung Quốc khống chế Biển Đông và tạo ra sức mạnh để có thể dằn mặt các nước khác, không ngừng lấn tới trên lộ trình hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp thâu tóm 80% diện tích toàn Biển Đông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 07:56:00
“Trong những ngày này, cả Việt Nam và thế giới đều đang rất quan tâm tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 01/05/2014. Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt, nhân dân ta khắp ba miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc với lãnh thổ nước ta. Từ việc trên, lần đầu tiên tôi đã có những suy nghĩ về đất nước, về lãnh thổ dân tộc.

Chúng tôi, một thế hệ trẻ đã sống cách chiến tranh hơn hai mươi năm không thể hiểu được hết những cái giá mà cha ông ta đã phải trả cho chiến tranh. Tôi thấy mình thật may mắn khi đang được sống ở một đất nước hòa bình, không chiến tranh, không khói lửa – đó là điều mà đến tận thế kỷ XXI này vẫn có những quốc gia, những người dân chịu đựng từng ngày, từng giờ. Chúng tôi sống, đi học, làm việc với một nhịp sống đơn giản, thậm chí vẫn luôn nghĩ rằng những vấn đề về Tổ quốc, về chủ quyền dân tộc vẫn không phải là việc của mình mà là việc của người lớn, của Đảng, của Nhà nước.

Ở trường, một trong những môn học tôi yêu thích chính là Lịch sử, đó có thể coi là điều khá trái ngược với đại bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Tôi luôn thấy hứng thú khi tìm hiểu về đất nước từ thủa hồng hoang đến khi lập nước và giữ nước. Bốn ngàn năm lịch sử, tất cả chúng ta ai cũng biết nhân dân ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc, ông cha ta bao đời đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ đất nước cho đến ngày hôm nay, để chúng tôi được sống ở một đất nước hòa bình…

Chủ quyền dân tộc từ bao đời nay đã được khẳng định từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đến “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Cũng vì chủ quyền đó mà nhân dân ta chấp nhận những mất mát, đau thương, chấp nhận cả những cái chết khi đi vào nơi chiến trường lửa đạn, để bảo vệ Tổ quốc. Đó là điều mà bao thế hệ trước đã làm, và tôi chắc chắn, thế hệ ngày hôm nay cũng sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Hành động trái phép của Trung Quốc đã làm cho chúng tôi, những con người của một thời hòa bình phải suy nghĩ. Triệu triệu con dân nước Việt từ mọi miền của Tổ quốc đến cả những kiều bào ở nước ngoài đều bất bình, phẫn nộ trước hành vi ngang ngược, bất hợp pháp của Trung Quốc. Có người giấu những suy nghĩ đó trong lòng, có người xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc, thậm chí có những bạn trẻ đã bày tỏ quan điểm rất mạnh mẽ trên Facebook.

​Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, nhưng tôi tin trong mỗi chúng tôi, đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái tim yêu nước nồng nàn. Là một đất nước đã đi qua nhiều cuộc chiến, hiểu rõ những mất mát, đau thương trong chiến tranh, nên chúng ta, với hành động ngang ngược của Trung Quốc vẫn đang tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình và ngoại giao, để giữ gìn từng vùng biển ngoài xa.

Ở tuổi 18, chúng tôi dần dần có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập để sau này trở thành người có ích cho đất nước, chúng tôi dần dần biết suy nghĩ trước mọi vấn đề của đất nước, biết phẫn nộ khi đất nước bị xâm phạm chủ quyền”.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 07:57:30
Vào tối ngày 15/05/2014 và ngày 16/05/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gửi một tin nhắn văn bản đến hàng triệu người dân Việt Nam, kêu gọi người dân thể hiện lòng yêu nước để “bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” nhưng không tham gia vào các hành vi bạo lực. Nguyên văn tin nhắn của Thủ Tướng: “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và kêu gọi mọi người dân Việt Nam hãy đề cao tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng những việc thiết thực, đúng pháp luật, không để các phần tử xấu lợi dụng, kích động làm những việc quá khích gây tổn hại đến lợi ích và đất nước”. Đại diện nhà mạng VinaPhone cho biết, ngay trong lần nhắn đàu tiên đã có hơn 30 triệu thuê bao, các thuê bao sẽ sớm nhận được tin nhắn này.

Những ngày qua Nhân dân cả nước đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng. Nhưng tại một số địa phương đã có một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tình hình này là nghiêm trọng. Vì vậy việc người lãnh đạo cao nhất chính phủ có tin nhắn tới tận tay người dân là một việc làm sáng suốt đúng đắn.

Trước hết nói về tính hiệu quả của nó, tin nhắn sẽ đến với các công dân nhanh nhất, trực tiếp nhất qua điện thoại cầm tay vì đây là phương tiện thông tin phổ thông ở VN hiện nay. Trong khi đọc báo, xem ti vi… là những phương tiện đại chúng nhưng các công dân không phải ai cũng xem được.

Về Nội dung, Thủ tướng không cấm biểu tình, mà nêu cao cảnh giác cho mọi người không tham gia vào các hành vi bạo lực gây tổn hại tới đất nước. Đây là nội dung quan trọng, một mặt Thủ tướng thừa nhận việc công dân biểu dương ý chí lòng yêu nước, một mặt ngăn chặn việc phá hoại của kẻ thù. Bởi nếu không, vô hình chung người biểu tình sẽ lại tiếp tay cho kẻ âm mưu phá hoại, các cuộc biểu tình sẽ trở thành phản tác dụng.

Trật tự biểu tình và các hành động bạo lực đã được vãn hổi sau 2 ngày, điều này nói nên tính đúng đắn phù hợp tâm nguyện nhân dân của bản thông điệp mà Thủ tướng phát đi.

Yêu nước là phẩm chất quý báu mà tuổi trẻ cần phát huy, nhưng yêu nước và thể hiện nó như thế nào lại là câu chuyện thuộc về phương pháp. Hãy thực hiện nó bằng một phương pháp hiệu quả tích cực nhất đó là hành động của chúng ta lúc này. Theo đó chúng ta cần đồng lòng với Chính phủ, đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc lúc này; đồng thời sẵn sàng có những hành động mạnh mẽ quyết liệt hơn khi tổ quốc kêu gọi.

Hồi còn nhỏ, mỗi lần ra biển, tôi luôn thích thú và choáng ngợp trước sự mênh mông và xa vời của đại dương. Trong vô vàn những băn khoăn về thế giới rộng lớn này, con bé nhỏ xíu ngày ấy luôn muốn biết phía bên kia bờ biển xanh thẳm là nơi nào và gửi cái ước ao được khám phá hết vẻ đẹp của biển quê hương vào cánh chim hải âu trắng muốt.
Lớn dần lên, cảm giác thấy mình thật bé nhỏ trước biển vẫn chưa bao giờ mất, nhưng thêm vào đó, tình yêu với biển đảo quê hương cũng dần trở nên sâu sắc hơn. Và khi đủ lớn để hiểu được rằng vị mặn mòi của biển trên đất nước mình, phải chăng cũng hòa lẫn cả vị mặn những giọt mồ hôi của những người lính ngày đêm canh gác ngoài hải đảo xa xôi kia, đó là lúc trong tôi nảy nở một niềm ngưỡng vọng, yêu quý với những con người nơi đầu sóng ngọn gió ấy!

Khi tôi mới chỉ học tiểu học, mỗi tối sau khi học xong, sở thích của tôi là cùng bố xem những bộ phim tài liệu về thiên nhiên đất nước, về cuộc sống của con người ở mọi vùng đất khác nhau, dù chưa thể hiểu và nhận thức đầy đủ về những tri thức ấy, nhưng những ấn tượng trong tôi từ bao giờ lại trở nên đậm sâu và rõ nét về những thước phim chân thực và sống động, đặc biệt là khi tôi xem được hình ảnh về cuộc sống của người lính biển, hiên ngang mà cũng thật đời thường, giản dị. Như những cây xương rồng gai góc, mạnh mẽ mà chịu đựng những khắc nghiệt của thời tiết, người lính đảo cũng sống một cuộc sống đón lấy nắng gió mặn mòi của biển khơi.

Trong trí óc non nớt và giàu trí tưởng tượng của tôi ngày trước, có những hình dung thật ngây thơ về cuộc sống trên những hòn đảo xa xôi: Tôi chỉ nghĩ về biển đảo như những gì rất đỗi thơ mộng. Nhưng khi đã có những trải nghiệm nhất định, tôi mới thấu hiểu những cơ cực, vất vả trong cuộc sống chật vật, khó khăn với bao thiếu thốn, lo toan mỗi khi mưa giông, bão gió. Người lính trên biển có những người còn rất trẻ tuổi, song họ lại có một ý chí thật kiên cường.

Dạn dày gió sương đã tôi luyện nên những con người dám hi sinh, dám cống hiến ở nơi cách xa những tiện nghi, đủ đầy trên đất liền, xa quê hương và gia đình. Khi đất nước chiến tranh, hàng nghìn thanh niên bấy giờ với khí thế hiên ngang “xếp bút nghiên ra trận chiến đấu” đã ra đi với nhuệ khí hào hùng và lòng yêu nước mãnh liệt.

Cũng như vậy, những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước.

Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi có kẻ vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k