I. Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại
Muối + Kim loại → Muối mới + Kim loại mới
Điều kiện : Kim loại ban đầu phải đứng sau Mg và đứng trước kim loại trong muối (Tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại)
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối + Axit → Muối mới + Axit mới
Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.
Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (axit mới là H2CO3 là một chất dễ phân hủy tạo ra CO2 và H2O)
3. Tác dụng với dung dịch muối
Muối + Muối → Muối mới + Muối mới
Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Muối + Bazơ → Muối mới + Bazơ mới
Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.
Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 to→\underrightarrow{t^o}to 2KCl + 3O2
CaCO3 to→\underrightarrow{t^o}to CaO + CO2
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan, chất khí hoặc nước.
Ví dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Hầu hết các phản ứng giữa axit-bazơ; axit-muối; bazơ-muối, muối-muối, muối-kim loại ,... đều là các phản ứng trao đổi.