LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu hiểu biết của em về mạng có dây?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
6.484
6
3
Nguyễn Mai
29/03/2018 09:28:56
Mạng có dây
-Phạm vi ứng dụng
Ở mạng có dây, hệ thống mạng có thể ứng dụng trong tất cả các mô hình mạng từ nhỏ đến lớn. Nhưng hạn chế là gặp nhiều khó khăn ở những nơi xa xôi, địa hình phức tạp khó kéo dây.
-Độ tin cậy
Với mạng có dây, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khả năng chịu các tác động từ bên ngoài như khí hậu, thời tiết tốt.
về tốc độ tốc độ tryền tải lên tới 10/100/1000 Mbps.
-Tính bảo mật
Mạng có dây có độ bảo mật đảm bảo cao. Chỉ lộ thông tin nếu can thiệp vào đường truyền của dây dẫn.
-Thi công, triển khai và lắp đặt
Mạng có dây, khả năng triển khai chậm và khó lắp đặt hơn mạng không dây. Vì mạng có dây phải thiết kế đi dây cho toàn bộ hệ thống
-Khả năng mở rộng kết nối
So sánh giữa mạng không dây và mạng có dây, cho thấy mạnh không dây có khả năng mở rộng khoảng cách tốt hơn mà không tốn nhiều chi phí như mạng có dây. Đặc biệt là khi mở rộng mạng bằng cáp quang.
-Tính mềm dẻo
Mạng có dây , Các vị trí thiết kế đã là cố định. Nên khi thay đổi vị trí hệ thống thì cách đi dây mạng cũng thay đổi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
5
Cô Pé Thiên Yết
29/03/2018 10:41:50
Thông qua định nghĩa mạng máy tính, ta nhận thấy rằng các thành phần của một mạng máy tính bao gồm các thành phần sau:
– Các máy tính trong mạng phải kết nối với nhau thông qua các thiết bị kết nối;
– Các thiết bị kết nối đó là: phương tiện truyền thông, bộ chuyển tiếp, định tuyến, khuếch đại…
– Các phần mềm chuyên dụng thực hiện việc truyền dữ liệu theo các giao thức truyền thông.
0
1
Cô Pé Thiên Yết
29/03/2018 10:42:40
Sơ lược về các loại mạng không dây
Cũng tương tự với hệ thống mạng dây, cách phân chia cơ bản nhất của các hệ thống mạng không dây là theo phạm vi phủ sóng. Dĩ nhiên khi thiết lập mạng không dây trong phạm vi gia đình hoặc công ty cỡ nhỏ, chúng ta sẽ chủ yếu làm việc với mạng WLAN (Wireless Local Area Network hay Wireless LAN), tuy nhiên một vài hiểu biết về các phạm vi khác sau đây cũng không hẳn là thừa.
WPAN - Wireless Personal Area Network: Khi làm việc với mạng dây, khái niệm PAN – Personal Area Network chủ yếu được dùng để chỉ các kết nối trực tiếp bằng cáp (USB, Firewire) đến một máy cá nhân của người dùng, ví dụ như khi các thiết bị máy in, máy photo hay PDA được đấu nối trực tiếp với PC của bạn không thông qua thiết bị mạng. Do các cổng kết nối trên một máy tính thường rất hạn chế, và cách kết nối trực tiếp kiểu này chủ yếu nhắm tới việc phục vụ 1 người dùng nên khi kết nối bằng dây khó có thể gọi các kết nối PAN là một “hệ thống mạng” thực sự. Thường thì người dùng cũng không cần chú ý tới điều này, miễn sao khi nối cáp vào 2 thiết bị nhận ra nhau là được. ). Nhưng khi chuyển sang không dây, câu chuyện lại hơi khác một chút và chúng ta cần chú ý đến việc phân biệt được các kết nối WPAN để tránh mất thời gian tìm lỗi không đúng chỗ. Hai dạng WPAN phổ biến nhất là Bluetooth và hồng ngoại (Infrared Data Association – IrDA) tạo ra một kênh giao tiếp trực tiếp giữa hai thiết bị, không qua các thiết bị mạng trung gian – giống như khi ta nối cáp trực tiếp từ máy in vào PC vậy. Vì vậy các sự cố xảy ra trên các kết nối này không liên quan gì tới các thiết bị quản lí hệ thống WLAN như wireless repeater, access point cả.
WMANS: Wireless Metropolitan Area Networks – Hệ thống mạng đô thi không dây
WWANS: Wireless Wide Area Networks – Hệ thống mạng diện rộng không dây
0
1
Cô Pé Thiên Yết
29/03/2018 10:43:55
Mạng máy tính
1. Khái niệm: Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn ( cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại…) để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác là các bit nhị phân 0 và 1
Lợi ích của Mạng máy tính:
- Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng
- Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng
- Chia sẻ ứng dụng
- Tập trung dữ liệu, dễ bảo mật, dễ sao lưu
- Sử dụng internet….
2. Giao thức (Protocol ) ?
Tập hợp những quy tắc, quy ước truyền thông đó được gọi là giao thức của mạng.
Một số giao thức thông dụng:
IPX (Internetworking Packet eXchange : trao đổi gói dữ liệu mạng):
Là nghi thức mạng của Netware, IPX có thể tự cấu hình, gói dữ liệu của IPX rất giống gói dữ liệu của IP. IPX có thể coi là giải pháp thay thế cho IP nếu hệ thống mạng không yêu cầu kết nối Internet.
NetBios-NetBeui:
Thường dùng cho các mạng nhỏ, NetBios và NetBeui có ưu điểm hơn IP và IPX là không sử dụng cách đánh địa chỉ bằng số mà biểu diễn địa chỉ theo tên (computer name).
TCP/IP (Transfer Control Protocol/Internet Protocol:Giao thức điều khiển truyền/giao thức mạng)
- TCP/IP gồm tập hợp một bộ nghi thức được xây dựng và công nhận bởi các tổ chức quốc tế. TCP/IP có thể hoạt động trên nhiều mạng có nền (phần cứng) hệ thống khác nhau và cung cấp một cách thức cấu hình địa chỉ mạng khá hiệu quả.
- IP có hai khuyết điểm là : tính phức tạp và số lượng địa chỉ mạng dự trữ ngày càng cạn dần. Tuy nhiên, IP version 6 (IP v.6) đã giải quyết được vấn đề này và đang được chấp nhận.
CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) Giao thức đường dây đa truy cập sóng mang với cảm nhận va chạm
Ưu điểm của CSMA/CD là đơn giản, mềm dẻo, hiệu quả truyền thông tin cao khi lưu lượng thông tin của mạng thấp. Điểm bất lợi của CSMA/CD là hiệu suất của tuyến giảm xuống nhanh khi phải tải quá nhiều thông tin.
3. Phương tiện truyền thông của mạng máy tính:
Kết nối có dây (cable): Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,…
Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong mạng LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu (STP) và loại không có vỏ bọc chống nhiễu (UTP).
- Độ dài tối đa < 100 mét
- Tốc độ truyền tối đa 100 Mb/s
Cáp đồng trục(coaxial): - Độ dài tối đa <500m đối với loại dây cáp dày.
- Độ dài tối đa <185m đối với dây cáp mỏng .
- Tốc độ truyền tối đa 10Mb/s (10 triệu bite/1s)
Cáp quang là một loại cáp làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Truyền dữ liệu qua cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn. Có 2 loại: Multimode và Single mode . - Tốc độ truyền > = 1000 Mb/s
- độ dài có thể hàng trăm Km ( đối với loại Single mode )
Kết nối không dây Dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh…
Các thiết bị kết nối mạng không dây
4. Cấu trúc của mạng(Topology)
Là cách sắp đặt hình học (hoặc vật lý) sơ đồ nối dây mạng máy tính . Có hai loại:
-Topology vật lý của một mạng mô tả con đường các cáp mạng được định tuyến. Nó không xác định kiểu của các thiết bị, phương pháp kết nối hoặc các địa chỉ trên mạng.
-Topology luận lý (logic) của một mạng mô tả con đường mà mạng hoạt động trong khi truyền thông tin giữa các thiết bị khác nhau
Mạng cục bộ thường hoạt động dựa trên cấu trúc đã định sẵn liên kết các máy tính và các thiết bị có liên quan. Hai phương thức nối mạng chủ yếu được sử dụng trong việc liên kết các máy tính là "một điểm - một điểm" và "một điểm - nhiều điểm".
1. Mạng hình sao (Star):
Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là Switch, router, hub hay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point (một điểm - một điểm)
Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý.
Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay).
Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng hình sao là mạng STARLAN của AT&T và S-NET của Novell.
2. Mạng trục tuyến tính (Bus):
Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver). Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast ( một điểm - nhiều điểm ).
Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp.
Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động.
Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng đường thẳng là mạng Ethernet và G-net.
3. Mạng hình vòng (Ring):
Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point to Point giữa các repeater.
Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng vòng tròn là mạng Tocken ring của IBM
5. Phân loại mạng máy tính
1) Mạng cục bộ :
- Mạng LAN (Local Area Network) là một nhóm các máy tính và thiết bị truyền thông mạng được kết nối với nhau trong một khu vực nhỏ như tòa nhà , trường đại học, khu giải trí...
Mạng LAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông lớn để có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, giải trí, hội thảo qua mạng.
- Kích thước mạng bị giới hạn bởi thiết bị
- Chi phí thiết kế, lắp đặt mạng LAN rẻ
- Quản trị đơn giản
2) Mạng đô thị :
Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn kích thước của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua môi trường truyền dẫn và các phương thức truyền thông khác nhau.
Mạng MAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông ở mức trung bình,đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng…
- Do MAN kết nối nhiều LAN nên việc quản trị sẽ gặp khó khăn hơn, đồng thời độ phức tạp cũng tăng theo.
- Chi phí các thiết bị MAN tương đối đắt tiền.
3) Mạng diện rộng :
Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) có phạm vi bao phủ một vùng rộng lớn, có thể là quốc gia, lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN là tập hợp của nhiều mạng LAN và MAN được nối lại với nhau thông qua các phương tiện truyền thông.
Mạng WAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông thấp, dễ mất kết nối,thường chỉ phù hợp với các ứng dụng online như email, ftp, web….
- Phạm vi hoạt động không giới hạn
- Do kết nối nhiều LAN và MAN với nhau nên mạng rất phức tạp
- Chi phí cho các thiết bị và công nghệ WAN rất đắt
6. Các mô hình mạng: Xét theo chức năng , có thể phân mạng thành hai mô hình chủ yếu sau:
- Mô hình ngang hàng (Peer to Peer) Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này có ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán.
- Mô hình khách chủ (Client - Server) Máy chủ (Server ): là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách (Client): là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tin học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư