LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Câu 1:
a) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
b) Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
Câu 2:
a) Vẽ và chú thích cấu tạo ngoài của nhện
b) Vẽ và chứ thích cấu tạo ngoài của trai sông.
Câu 3:
a) Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Đối với nông nghiệp, sâu bọ có vai trò gì?
b)Địa phương em có biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
Câu 4:Trình bày đặc điểm lối sống, cấu tạo ngoài của tôm sông.
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
GIÚP MK VS!!!!MƠN NHA!!!!
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.308
5
6
Eyes_on_me
30/11/2018 23:23:57
Câu 1:
a/Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
b/ Biên pháp phòng tránh:
- Ăn chín, uống sôi .
- Không ăn thức ăn sống, nếu ăn phải rửa bằng nước sôi và rửa thật kĩ.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Tẩy giun theo định kỳ ( 2 lần/năm).
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn + sau khi đi vệ sinh
Câu 3
a/-Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng ống khí
b/ Địa phương em có biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường như dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong...
Câu 4
Tôm sông sống chủ yếu ở các sông, ngòi, ao, hồ,..., thường đi kiếm ăn vào khoảng chập tối. Thức ăn chủ yếu là các vụn hữu cơ trong nước. Di chuyển bằng cách bơi, bò, nhảy giật lùi. Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.
1. Vỏ cơ thế
Giáp đẩu - ngực cũng như vò cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vò tôm cứng cáp. làm nhiệm vụ che chở và chồ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thế chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.
2. Các phần phụ
A:phần đầu-ngực
1.mắt kép
2.hai đôi râu
3.các chân hàm
4.các chân ngực (càng,chân bò)
B:phần bụng
5.các chân bụng (chân bơi)
6.tấm lái
Câu 5
Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, người dân địa phương thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
1
Nguyễn Dương Tuấn ...
19/12/2018 20:41:01
*Câu 1:
a) - Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
- Nhờ đầu giun đũa nhọn, có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui được vào ống mật. Do đó người bệnh đau bụng dữ dội rối loạn tiêu hóa, ống mật bị tắc.
b) Biện pháp phòng tránh:
- Ăn chín uống sôi.
- Xổ giun định kỳ 6 tháng một lần.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cảm ơn các bạn đã xem bài làm của mình. Nếu thích hãy cho một like nhé!!!
0
0
Chuu
19/04/2021 12:20:31
+3đ tặng

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người :

-Giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ lấy chất dinh dưỡng của người, gây tắc ruột ,tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người .

- Nếu có người bị mắc bệnh thì có thể coi đó là " ổ truyền bệnh cho cộng đồng ".

-Vì từ người mắc bệnh sẽ có nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội ( qua ăn rau sống, không rửa tay trước khi ăn ,..) xâm nhập vào cơ thể người.

* Biện pháp phòng bệnh giun sán kí sinh:

- Tẩy giun định kì 2-3 lần / năm.

- Diệt vật chủ trung gian gây bệnh ( ốc)

- Đối với người :

+Không nên ăn rau sống .

+ Ăn chín, uống sôi

- Đối với gia súc :

+ Không thả lan ở nơi có nhiều ốc sinh sống .

+ Chăm sóc gia súc kĩ lưỡng để năng cao sức khoẻ và sức đề kháng tránh ấu trùng giun sán kí sinh gây bệnh...

 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư