Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt giá cả hàng hóa và giá cả thị trường. Lấy ví dụ chứng minh 2 thuộc tính của hàng hóa

Cầu 1. Phân biệt giá cả hàng hóa và giá cả thị trường.
Câu 2. Hãy lấy vd chứng minh 2 thuộc tính của hàng hóa.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.555
2
0
Huyền Thu
05/11/2017 18:18:59
Câu 1:
Giá cả hàng hóa là mức giá thỏa thuận giữa người mua và người bán, Giá cả hàng hóa cũa một mặt hàng có thể thay đổi tùy vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. 
Câu này mình không rõ lắm bạn có thể phân biệt dựa trên cơ sở sau: 
Cơ sở của phân biệt giá? 
- Sự khác nhau về độ co giãn của cầu trên các đoạn thị trường mà DN có thể bán sản phẩm 
- Sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và tính hữu ích của chúng 
- Khác biệt về địa lý (lý thuyết Robinson) 
- Khái niệm Cầu bậc thang của Michel: cầu của một DN bao gồm nhiều mức cầu bộ phận đối với những mặt hàng khác nhau trong chủng loại sản phẩm (hay còn gọi là cầu thứ phát)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Huyền Thu
05/11/2017 18:19:27
Câu 2:
Nội dung cụ thể như sau: 
1. Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra, nó có thể làm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, đồng thời được dùng để trao đổi, để bán. 
Hàng hóa là sản phẩm của lao động của con người làm ra, nó tồn tại rất đa dạng phong phú dưới nhiều dạng vật thể như nhà cửa, xe cộ…hoặc dưới dạng phi vật thể như du lịch, truyền hình cáp, sóng điện thoại di động…nó cũng có thể cùng một lúc đáp ứng cho nhiều người cùng sử dụng công cộng như cầu đường, dịch vụ Internet…hoặc cũng có thể chỉ cho một cá nhân sử dụng như quần áo, dày dép…Nhưng dù những đặc tính của mỗi hàng hóa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị 
2. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa 
- Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ: gạo để nấu ăn, vải để mặc, sắt thép để chế tạo máy…Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. 
Lưu ý: Không phải bất kỳ vật nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa, như nước trong tự nhiên, không khí con người hít thở mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn, nhưng không phải là hàng hóa. Để trở thành hàng hóa phải có giá trị trao đổi. 
- Thuộc giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi 
Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài, còn giá trị là bản chất bên trong của hàng hóa. 
3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa 
- Hai thuộc tính của hàng hóa vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập: 
+ Thống nhất: hai thuộc tính của hàng hóa không tách rời nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không phải là hàng hóa. 
+ Đối lập: người sản xuất hàng hóa quan tâm là giá trị. Ngược lại, người tiêu dùng là giá trị sử dụng, nhưng muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả đúng giá trị cho người bán hàng. 
- Mâu thuẫn: người tiêu dùng luôn đòi hỏi giá trị sử dụng ngày càng cao, chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá rẻ, ngược lại nhà sản xuất thì muốn bán hàng hóa được giá cao, chi phí thấp. 
3
0
Huyền Thu
05/11/2017 18:27:52
Câu 2: Ví dụ 2 thuộc tính của hàng hóa:
* Thuộc tính 1: - Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng.
Ví dụ: gạo để nấu ăn, vải để mặc, sắt thép để chế tạo máy…Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. 
* Thuộc tính 2:  Thuộc giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi 
Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài, còn giá trị là bản chất bên trong của hàng hóa. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×