PHÂN BIỆT THẨM TÍCH VÀ THẨM THẤU
+)Thẩm tích
-là kĩ thuật tách những hợp chất có phân tử nhỏ ra khỏi các hợp chất có phân tử lớn nhờ sự khác biệt về khuếch tán chọn lọc qua màng bán thấm. Vd. dung dịch hỗn hợp của tinh bột và glucozơ được đặt trong túi hoặc đoạn ống làm bằng xenlophan mỏng hoặc bằng vật liệu thích hợp khác. Nếu đặt túi chứa đó vào nước, các phân tử tinh bột khuếch tán ra ngoài để lại glucozơ. Dụng cụ để tinh chế theo phương pháp TT gọi là TT kế; dụng cụ gồm hai ngăn cách nhau bằng màng bán thấm, một ngăn đựng dung dịch, một ngăn đựng dung môi nguyên chất. TT tự nhiên thực hiện qua thận để thải những chất thừa từ máu.
+)Thẩm thấu
- là sự khuếch tán của các phân tử nước qua 1 màng có tính chọn lọc ion (còn gọi là màng bán thấm).
Lưu ý: các phân tử nước đi ngược chiều với chiều của gradient nồng độ.
Ví dụ: Nồng độ dung dịch NaCl ở môi trường bên ngoài thấp hơn trong tế bào thì nước ở môi trường bên ngoài sẽ chui vào tế bào, vì thế nồng độ NaCl ở môi trường bên ngoài sẽ tăng lên, và nồng độ của NaCl (nếu có) bên trong tế bào sẽ giảm đi do pha loãng bởi nước. Hiện tượng thẩm thấu cân bằng khi nồng độ trong và ngoài bằng nhau.
Lưu ý: màng thấm nước là 1 màng thấm chọn lọc, khái quát hơn còn gọi là màng bán thấm: là màng chỉ cho 1 số ion hoặc phân tử nhỏ đi qua, chính vì thế nên nó có tính chọn lọc.