Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài: Phân tích bài thứ 8 trong Thơ hai-cư của Ba-sô
Bài làm
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
Mộng hồn còn phiêu bạt
Những cánh đồng hoang vu
Đối với thi nhân, lãng du là thú vui và sở thích đặc biệt. từ các cuộc lãng du, họ tìm dến với cái đẹp, đến với thiên nhiên, niềm vui của tâm hồn, để qua dó hiểu sâu hơn về bản chất của cuộc sống. Bài thơ này ghi lại những thời khắc cuối cùng của tác giả, được viết vào ngày 8 tháng 10 năm Nguyên Lộc (tức năm 1694) ở Ô-sa-ka. Tác giả cảm nhận được những thời khắc định mệnh ấy, song vẫn có niềm tin là cuộc đời của ông vẫn kéo dài bới linh hồn bất tử. Linh hồn ấy sẽ thay ông tiếp tục cuộc lãng du trên hành trình đi tìm cái đẹp. Khát vọng đi tìm cái đẹp cũng chính là khát vọng hướng tới tự do. Ông quên đi cái thân xác bệnh tật của mình để hướng về các cuộc ngoạn du của tâm hồn đang trải rộng trên cánh đồng khô. Quý ngữ của bài thơ là "cánh dồng hoang vu: chỉ mùa đông.
Tóm lại: thơ hai-cư nhất là thơ hai-cư của Ba-sô là một thể thơ độc đáo có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, là thành tựu tiêu biểu của thơ ca Nhật Bản thể hiện đặc trưng triết lí và nghệ thuật phương Đông.
Thơ hai-cư thường chỉ chấm phá, gợi mà không tả một cảnh sự vật, sự việc cụ thể trong một thời gian nhất dịnh, thời điểm mà nhà thơ bừng ngộ một chân lí giản dị, sâu xa về con người và vạn vật trong cái nhìn "chân như" cái nhìn nhất thể hóa. Sự tương giao các giác quan gợi mở cho độc giả về cá quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Thơ hai-cư để dành cho khoảng không cho tưởng tượng, cảm nghĩ suy tưởng của độc giả tiếp tục làm đầy, giống như tranh thủy mặc với những khoảng "dư bạch" (lụa để trắng không vẽ).
Thơ hai-cư, cảnh hiện ra, con người bững ngộ "thấy, biết" bản chất chân như của sự tồn tại. Thơ hai-cư ít dùng các tự mĩ miều, cũng rất ít từ dùng tính từ, trạng từ. chim đỗ quyên hót chỉ là tiếng chim đỗ quyên, không hót giọng tiếc xuân, nhớ nước. Nhà thơ thấy chú khỉ co ro cũng mong có chiếc ao tơi dưới trời đầy mưa chứ không phải nhân hóa chú khỉ, hay sử dụng chú khỉ như một ước lệ, tượng trưng. Không so sánh tiếng vượn giống như tiếng đứa trẻ mà là nhà thơ đang đi giữa núi rừng hoang vắng, nghe tiếng kêu, không biết đó là tiếng vượn hú hay tiếng đứa trẻ bị bỏ rơi dang than khóc (tiếng vượn tỏng thơ Ba-sô khác tiếng vượng kêu thương (Viên khiếu ai) trong thơ Đỗ Phủ).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |